Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, công cuộc đổi mới ở nước ta còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Vì vậy, việc tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới là cần thiết, góp phần thiết thực vào chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng”. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh như trên tại hội thảo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Thành ủy TP.HCM tổ chức ngày 14-4 tại TP.HCM.

Từ thực tiễn của TP, phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cho rằng cần làm rõ ba vấn đề trọng tâm trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Thứ nhất là vấn đề đổi mới tư duy và hành động trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong điều kiện vận hành của thị trường. Thứ hai là vấn đề tiếp thu các công cụ vận hành nền kinh tế thị trường, mà lịch sử phát triển ở nhiều nước cho thấy là đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam. Thứ ba là sự xung đột, mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể khác nhau của thị trường (các nhóm lợi ích tác động đến chính sách và thể chế quản lý).

Tham luận tại hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Thân Thị Thư nhấn mạnh đến vai trò, vị trí “đầu tàu” của TP.HCM trong đổi mới đã góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn, dần ổn định và phát triển. Trong đó có một số mô hình kinh tế của TP.HCM đã trở thành chế định chung của cả nước như việc hình thành loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ trương đổi đất lấy hạ tầng… Bà Thư cũng kiến nghị Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu và triển khai hoàn thiện cơ chế vận hành của năm loại thị trường: Tài chính; bất động sản; hàng hóa tương lai và phát triển mạng lưới thương mại hiện đại; lao động và công nghệ.

Bà Thư cũng cho rằng Nhà nước cần phải sử dụng có hiệu quả các công cụ của thị trường nhưng không làm thay thị trường. “Vấn đề ở chỗ là Nhà nước can thiệp vào thị trường như thế nào, bằng các công cụ gì phù hợp với chức năng của Nhà nước; đồng thời không làm cho các quan hệ thị trường bị méo mó” - bà Thư nói.

M.CƯỜNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm