Không có chủ trương ngừng sắp xếp nhân sự

Thực hiện Nghị định 13 của Chính phủ, Cà Mau được sát nhập 12 sở, ngành thành bốn sở và một ban. Theo kế hoạch, Cà Mau phải sắp xếp xong nhân sự, đi vào hoạt động từ cuối tháng 4-2008.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lại có dư luận theo nhiều hướng khác nhau và sau đó có dư luận Cà Mau sẽ ngưng việc sắp xếp lại nhân sự. Hôm qua (4-5), trả lời phỏng vấn của Báo Pháp Luật TP.HCM, ông Võ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cho biết từ trước đến giờ không có văn bản hay cuộc họp nào đề cập việc ngừng triển khai đề án sắp xếp nhân sự theo Nghị định 13 của Chính phủ. Hiện còn hai sở và một ban chậm triển khai do công tác bàn giao. Chậm lại không có nghĩa là ngừng triển khai việc sắp xếp nhân sự trong đợt này.

Nhân sự phù hợp tình hình địa phương

. Thưa ông, dư luận cho rằng nhân sự Sở Văn hóa- Du lịch và Thể thao chưa phù hợp. Ông có thể giải thích về việc này?

+ Sở Văn hóa-Du lịch và Thể thao được sát nhập từ ba ngành Du lịch (thuộc Sở Du lịch Ngoại vụ - PV), Sở Thể dục-Thể thao và bộ phận Văn hóa (thuộc Sở Văn hóa Thông tin). Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Phạm Bạch Đằng được Ban Tổ chức tỉnh ủy định hướng quy hoạch bổ sung vào Ban Thường vụ tỉnh ủy trong nhiệm kỳ tới. Đây là cán bộ nguồn.

Còn lại hai nguyên giám đốc Sở Du lịch Ngoại vụ Tạ Vĩnh Thắng và nguyên giám đốc Sở Thể dục-Thể thao Trần Hồng Lịnh. Đề án của Ban Cán sự UBND tỉnh chọn ông Thắng làm giám đốc Sở Văn hóa-Du lịch và Thể thao. Ông Thắng là kỹ sư lâm nghiệp nhưng có quá trình quản lý và làm tốt mảng du lịch. Ở vị trí mới (giám đốc Sở Văn hóa-Du lịch và Thể thao - PV), ông Thắng được giao phụ trách trực tiếp hoạt động và phát triển du lịch. Hai phó giám đốc từ Sở Thể dục-Thể thao và Sở Văn hóa Thông tin sẽ cáng đáng công việc hai lĩnh vực văn hóa và thể thao. Tôi cho rằng việc bố trí nhân sự như vậy là phù hợp với thực tế tình hình cán bộ địa phương.

Cán bộ phải xứng tầm với nhiệm vụ

. Dư luận cũng cho rằng trường hợp bố trí nhân sự giám đốc Sở Nông nghiệp là không xứng tầm?

+ Cơ cấu kinh tế của Cà Mau bao gồm nông-công-lâm-ngư nghiệp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao trùm phần lớn cơ cấu kinh tế của tỉnh, có chức năng chi phối đến phát triển nền kinh tế của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã thống nhất đề xuất phân công một đồng chí là ủy viên Ban Thường vụ về làm giám đốc sở này. Hiện tại, trong Ban Thường vụ có 13 ủy viên, hai người đảm trách quân sự, công an, bốn vị ở Tỉnh ủy và UBND, một số đồng chí trong Ủy ban Kiểm tra và Tổ chức muốn điều động phải xin ý kiến Trung ương. Đồng chí Việt trước đây từng làm phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối nông lâm tiếp nhận vị trí giám đốc Sở Nông nghiệp là thích hợp.

. Trong sắp xếp nhân sự đợt này còn bố trí thay đổi giám đốc Sở Giao thông Vận tải. Ý kiến của ông về việc này thế nào?

+ Phát triển giao thông vận tải đối với Cà Mau là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, cần có một lãnh đạo có chuyên môn. Ông Hồ Hoàng Tất là kỹ sư, từng là cán bộ của Sở Xây dựng, từng là chuyên viên quản lý xây dựng của UBND tỉnh, hiện là phó chánh văn phòng UBND và HĐND tỉnh, có kinh nghiệm trong quản lý. Đây không phải là trường hợp đề bạt cán bộ mới, nếu Ban Cán sự Đảng của UBND tỉnh đồng ý thì trình Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ xem xét, bố trí cán bộ.

“Chạy chức”: Chờ trung ương kết luận

. Được biết, hôm nay (5-5), Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương sẽ làm việc với Cà Mau. Nội dung làm việc sẽ bàn về việc gì, thưa ông?

+ Nội dung làm việc của đoàn kiểm tra Trung ương đã được báo chí công khai. Đó là sẽ kiểm tra quy trình sắp xếp nhân sự của Cà Mau, đồng thời xem xét Cà Mau có nạn “chạy chức” hay không.

. Theo ông thì Cà Mau có tình trạng “chạy chức” không?

+ Việc này sẽ do Trung ương kết luận qua kiểm tra.

. Xin cảm ơn ông.

ĐẶNG HUỲNH LỘC thực hiện

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.