GS Đặng Hùng Võ: Tìm đáy thị trường BĐS là xúi dại

GS Đặng Hùng Võ: Tìm đáy thị trường BĐS là xúi dại ảnh 1
Trong khi mua một căn nhà mà đến khi đau ruột thừa phải chạy hơn 50 km mới có bệnh viện hoặc trẻ con không có trường học thì người nghèo mấy cũng phải xem xét!

Tôi lấy ví dụ như TP Vạn Tường trong khu Dung Quất xây rất đẹp nhưng thiếu chỗ học nên người dân phải về nông thôn để có chỗ cho con em họ đến trường. Tất cả yếu tố đấy là cái dẫn người có ý định mua nhà quyết định. Tôi cho rằng truyền thông cũng phải hướng người tiêu dùng đến tư duy thực tế này, còn chuyện đi tìm đáy là “xúi dại”! (Doanh Nhân Sài Gòn, 19-6)

GS-TS Nguyễn Hoàng Trí:

Thủy điện nhỏ giúp phá rừng hợp pháp

GS Đặng Hùng Võ: Tìm đáy thị trường BĐS là xúi dại ảnh 2
Khi làm kinh tế hoặc dự án bất kỳ về kinh tế, người ta sẽ đặt ra vấn đề lợi ích của dự án mang lại... và dù có đạt được một mục đích nào đi nữa thì môi trường cũng bị xâm hại, đôi khi người ta chấp nhận sự đánh đổi vì mục đích kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng…

Và tất nhiên, khi các dự án thủy điện nhỏ và vừa đều do tư nhân đầu tư, người ta sẽ cân nhắc tới lợi ích của mình, họ sẽ được một điều gì đó ở các dự án này.

Tuy nhiên, những dự án thủy điện nhỏ thì lợi ích về mặt phát điện và bán điện là không nhiều nhưng vẫn đầu tư, vậy thì người đầu tư sẽ có lợi ích khác từ những dự án này. Cũng không loại trừ việc đầu tư các dự án thủy điện này là để được khai thác lâm sản, chặt gỗ một cách hợp pháp. (Đất Việt, 21-6)

ĐBQH Trương Văn Vở, Phó Trưởng ban Kinh tế Tỉnh ủy Đồng Nai:

Ngành nào cũng muốn có dự án ngàn tỉ

GS Đặng Hùng Võ: Tìm đáy thị trường BĐS là xúi dại ảnh 3
Xuất phát từ lý do đầu tư theo quy hoạch, phân bổ nguồn lực theo kế hoạch trung hạn để xóa bỏ cơ chế xin-cho nên hằng năm giữa cơ quan trung ương và địa phương, các ngành với trung ương cứ mạnh ai người đó xin. Thế mới có câu chuyện ngành nào cũng muốn có dự án ngàn tỉ.

Tôi mong sao Quốc hội kịp thời ban hành hệ thống luật đồng bộ. Ví dụ bên cạnh Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí gắn với tái cơ cấu nền kinh tế thì các thể chế phải kèm theo. Phải có luật về quản lý vốn, tài sản Nhà nước như thế nào để kịp thời, đồng bộ mới khắc phục được. (Đất Việt, 21-6)

TS Alan Phan:

Mất nhiều thập niên để tạo thương hiệu quốc tế

GS Đặng Hùng Võ: Tìm đáy thị trường BĐS là xúi dại ảnh 4
Khi các doanh nghiệp Việt lobby chính phủ bỏ tiền hỗ trợ quảng bá một “thương hiệu Việt”, tôi luôn nhăn mặt. Đây là một lối “gánh vàng đi đổ sông Ngô”, chỉ lợi cho các công ty quảng cáo và các quan chức điều hành chương trình. Khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” thì có thể chấp nhận được, vì đây chỉ là một chiêu tiếp thị khích động lòng yêu nước nhưng hiệu quả về lâu dài cũng cần phải xem lại.

Một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng cao bền vững và chương trình hậu mãi tốt vẫn phải là cố gắng rất “cá nhân” của từng doanh nghiệp và đòi hỏi thời gian dài để tạo thương hiệu. Gốm sứ Minh Long, bút bi Thiên Long, thép Pomina, sữa Vinamilk... có thể trở thành những thương hiệu quốc tế nhưng tiến trình sẽ mất nhiều thập niên. Và nếu thành công, họ sẽ mang lại vài hãnh diện cho Việt Nam nhưng họ sẽ không giúp gì cho các sản phẩm của những ngành nghề khác. (Vietnamnet, 20-6)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm