Giảm hai thuế GTGT, TNDN cứu bất động sản

dự luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và dự luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH đã thẩm tra, báo cáo kết quả và đề xuất thêm một số phương án mới.

Giảm 50% thuế GTGT căn hộ dưới 70 m2

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT đề xuất hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua nhà ở và giải quyết tồn kho bất động sản bằng cách giảm 50% thuế GTGT đầu ra đối với những hợp đồng (từ 1-7-2013 đến 30-6-2014) bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và căn hộ dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển cho biết: Đa số ý kiến tán thành chủ trương giảm thuế GTGT nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và hỗ trợ các đối tượng thực sự có nhu cầu về nhà. Đồng thời, đề nghị kéo dài thời hạn thực hiện chính sách này đến hết 31-12-2014. Vì mức giảm dự kiến không lớn, thời gian thực hiện ngắn (chỉ một năm) nên lo ngại tác động của chính sách sẽ hạn chế và thiếu đồng bộ. Cần có giải pháp quản lý đồng bộ để tránh việc chia nhỏ diện tích sàn căn hộ, phá vỡ quy hoạch, tăng mật độ dân cư và ảnh hưởng đến giao thông đô thị.

Mặt khác, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng tán thành đề xuất của Chính phủ hỗ trợ, ưu đãi thuế TNDN (sẽ áp dụng kể từ 1-7-2013) đối với DN có quy mô nhỏ và vừa được hưởng thuế suất 20%; thu nhập từ dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được hưởng thuế suất 10%.

Tăng chi phí quảng cáo lên 15%

Ông Phùng Quốc Hiển (Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách) cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với đề xuất của dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNDN là: “Nâng mức khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị... từ 10% lên 15%”. Tuy nhiên, cần phải bổ sung quy định về lộ trình tiến tới bỏ mức khống chế quảng cáo để phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư.

Vốn mỏng đừng khống chế lãi vay

Dự luật Thuế TNDN bị nhiều ý kiến “không tán thành” khi bổ sung quy định hạn chế “vốn mỏng” (dự kiến áp dụng từ 1-1-2018): “Chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu, riêng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì tỉ lệ này không quá 12 lần vốn chủ sở hữu... thuộc diện chi phí không được trừ”. Theo ông Hiển, DN “vốn mỏng” sử dụng vốn vay để phục vụ sản xuất, kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Thực tế, rất nhiều DN có tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu cao, việc bổ sung quy định về “vốn mỏng”, khống chế mức chi lãi vay sẽ khiến DN không đủ nguồn để trả nợ ngân hàng. Mặt khác, việc cho vay và thu hồi vốn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng thẩm định, đưa vào dự thảo luật này là chưa hợp lý.

BÌNH MINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm