Cơ quan hành chính còn phải “chia việc” với tòa án

Cụ thể, kết quả sau chín tháng khảo sát, chỉ có 1/9 số người được hỏi hài lòng với kết quả giải quyết tranh chấp qua đường tài phán của tòa án trong khi có tới 80% số người được hỏi nói rằng sẽ chọn Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan giải quyết tranh chấp, chọn lựa sau đó là hệ thống MTTQ, HĐND, đảng ủy... tại cấp xã, cùng với vai trò nổi bật là trưởng thôn!

Rất ít số người được hỏi nói rằng cần sự trợ giúp của luật sư và đa số đều nói sẽ tự thương lượng!

Do mới chỉ là khảo sát thí điểm tại ba địa phương nên nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên không được đề cập sâu. Thế nhưng với đủ đại diện tại ba miền thì các kết quả này lại là những con số “biết nói” đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và vận hành nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Trên thực tế, các tranh chấp diễn ra tại địa phương lâu nay hầu hết ở lĩnh vực đất đai và môi trường. Trong khi đó, luật pháp điều chỉnh hai lĩnh vực này vừa thiếu, vừa thừa, vừa mâu thuẫn... Hơn thế các cách vận dụng chính sách về hai lĩnh vực trên tại địa phương lại thường nghiêng về các lợi ích chính trị, kinh tế và cả... tình nghĩa xóm giềng, thân quen, chứ không chỉ dựa trên yếu tố luật pháp.

Mặt khác, quy trình tố tụng dân sự, hành chính và thi hành án dù đã cải tiến rất nhiều nhưng vẫn khá nhiêu khê và đặc biệt là khâu thực hiện rất chậm trễ khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn chọn lựa kênh tài phán qua con đường tòa án. Cạnh đó còn là biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán bộ các cơ quan tư pháp dẫn đến sự thiếu tin tưởng của người dân khi họ có tranh chấp.

Vì thế, dù kết quả vừa công bố chưa thể đại diện cho cả nước, song nó là hồi chuông báo động cho sự vận hành của nhà nước pháp quyền, bởi rõ ràng hệ thống hành chính và chính trị cơ sở còn phải đảm nhiệm các chức trách quan trọng khác, không thể “chia việc” với cơ quan tài phán trước những tranh chấp dân sự.

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm