Chốt phương án lấy phiếu tín nhiệm

Theo đó, lấy phiếu tín nhiệm là bước đầu tiên để đánh giá mức độ tín nhiệm, coi đó là một căn cứ để có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.

Chuẩn bị cho lần thảo luận này, Ủy ban Pháp luật của QH đã thẩm tra dự thảo nghị quyết. Đa số các ý kiến thẩm tra cho rằng ở QH chỉ nên áp dụng quy trình này với các chức danh hàm từ bộ trưởng trở lên (tổng cộng 49 người). Tuy nhiên, kết luận phiên họp Thường vụ, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị giữ phạm vi như dự thảo, tức ngoài các đối tượng trên còn áp dụng với cả các ủy viên của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH (tổng cộng 389 người).

Tương tự, việc đánh giá mức độ tín nhiệm và bất tín nhiệm cũng được tiến hành ở HĐND các cấp với tất cả đối tượng do HĐND bầu, phê chuẩn.

Cùng ngày, Thường vụ QH đã cho ý kiến lần cuối về dự thảo Luật Thủ đô. Theo đó, các điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội sẽ bị siết chặt hơn so với mặt bằng chung các đô thị khác - hiện được áp dụng theo Luật Cư trú. Hà Nội cũng sẽ được phép áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính nghiêm khắc hơn… Tuy nhiên, các nội dung này sẽ còn tiếp tục được thảo luận ở kỳ họp QH tới, trước khi thông qua.

NGHĨA NHÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm