Chính phủ điện tử nâng cao tính công khai, minh bạch

Sáng 27-2, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng đã chủ trì hội thảo “Thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: V.THỊNH

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, là xu hướng tất yếu và đang diễn ra sôi động tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ.

“Việt Nam đang quyết tâm xây dựng thành công chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số với quan điểm, phương châm: Hành động nhanh, kết quả lớn; nghĩ lớn, nhìn tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc cụ thể” - ông nhấn mạnh.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính.

Đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển chính phủ điện tử.

“Ngày 12-3-2019 là một dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký bằng chữ ký số, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Cổng dịch vụ công quốc gia trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành và gửi văn bản điện tử này thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia” - ông Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây chính là thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý. Từ đó hướng tới xây dựng chính phủ điện tử, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng hệ thống văn bản giấy.

Từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ khai trương hệ thống đến ngày 25-2-2020, đã có hơn 1,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Trong đó ,số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong tháng thứ 10 so với tháng đầu tiên khi vận hành đã tăng gấp hai lần.

Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông với 100% bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử ở hai cấp chính quyền.

Hiện nay đang triển khai kết nối với Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đồng thời việc triển khai thử nghiệm kết nối tới các doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.