Cấp tỉnh sẽ đánh giá về tham nhũng ở địa phương

Dự thảo bổ sung nguyên tắc cụ thể, công khai và phải bảo đảm trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, vai trò xã hội trong việc nhận định tình hình tham nhũng… Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, cho biết một trong những hướng sửa đổi trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 11/2011/TT-TTCP (quy định các tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác tham nhũng) tại hội thảo ngày 2-6 như trên.

Ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhận định: Qua hai năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực, Thông tư 11 đã bộc lộ một số hạn chế bất cập: Hệ thống tiêu chí phức tạp, hàn lâm, đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian để thu thập thông tin phòng, chống tham nhũng để phục vụ việc tính toán chỉ số. Bên cạnh đó, Thông tư 11 chỉ quy định chế độ xây dựng báo cáo ở cấp quốc gia mà chưa quy định chế độ báo cáo ở cấp độ địa phương. Vì vậy chưa tạo nên sự đồng bộ trong thu thập thông tin, dữ liệu dẫn đến thiếu lập luận vững chắc cho những nhận định đánh giá trong báo cáo ở cấp quốc gia.

Theo dự thảo, tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng căn cứ trên hai tiêu chí quy mô tham nhũng và tính chất tham nhũng dựa trên kết quả phát hiện tham nhũng, mức phổ biến của tham nhũng; mức độ nghiêm trọng, thiệt hại do tội phạm tham nhũng gây ra; chi phí không chính thức của doanh nghiệp và người dân trong giao dịch với cơ quan nhà nước...

Nhiều đại biểu tranh cãi về “chi phí không chính thức của người dân, doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan nhà nước”. Có đại biểu còn đề nghị định danh “chi phí không chính thức” là “tiêu cực phí” cho rõ bản chất của loại “phí” này…

NGUYỄN ĐỨC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm