Cần một cơ chế tiếp nhận ý kiến phản biện xã hội

Đồng thời cần có cơ chế về việc tiếp nhận, xử lý các ý kiến phản biện”. Đây không chỉ là ý kiến của TS Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, mà còn là mong mỏi của các nhà khoa học tại buổi giao lưu trực tuyến “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Làm thế nào để tạo sức bật?” do báo Đất Việt phối hợp với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 14-6.

TS Hùng nhận xét: Không ít người trong hệ thống quản lý rất ít khi nghe các ý kiến ngược lại. Hiện nay chưa có quy định cụ thể các loại dự án nào bắt buộc phải có tư vấn, phản biện, giám định xã hội. Trong nghị định của Chính phủ chỉ nêu vai trò của các tổ chức hội được tư vấn, phản biện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Vì thế, Nhà nước cần có những quy định rõ hơn về công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội…

Theo TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch VUSTA, thời gian qua các nhà khoa học, trí thức đã tham gia tư vấn phản biện một số dự án nổi cộm như đường sắt cao tốc, quy hoạch Hà Nội... được dư luận xã hội đánh giá cao. Những ý kiến tư vấn, phản biện của VUSTA đã được Chính phủ, Quốc hội sử dụng như những căn cứ khoa học quan trọng để xem xét quyết định.

T.HẰNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm