LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Bỏ hay không bỏ HĐND cấp phường?

Phương án này không làm ảnh hưởng đến hệ thống chính trị và chúng ta có con đường mở ra để thế hệ sau tiếp tục cải cách, còn bây giờ mà đóng là chấm hết”. Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM Trần Du Lịch phát biểu tại phiên họp ngày 16-4 về dự án Luật Tổ chức CQĐP khi đa số ý kiến đồng thuận chọn phương án 1 trong mô hình tổ chức CQĐP.

Phương án 1 đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức CQĐP như hiện nay, tức là tất cả đơn vị hành chính đều có đủ HĐND và UBND. Sở dĩ đa số ĐB “chấm điểm” cho phương án 1 vì đảm bảo tính ổn định của tổ chức bộ máy nhà nước và không làm xáo trộn mô hình tổ chức CQĐP hiện nay.

Trong khi đó phương án 2 là đề xuất bỏ HĐND cấp phường ở đô thị, tức chỉ có UBND phường. Chủ tịch phường sẽ do cử tri của phường bầu trực tiếp hoặc do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp (quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc trung ương) bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

ĐB Danh Út (Kiên Giang) phân tích phương án 1 đúng với quy định tại Hiến pháp 2013, phù hợp với hiến định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; Nhà nước thuộc về nhân dân. “Phương án 2 không tổ chức HĐND tôi thấy không có ưu điểm gì, bỏ HĐND là không mang lợi ích gì cho quốc gia, bỏ HĐND là làm đảo lộn bộ máy hành chính và không đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân” - ông Út nói.

Mặc dù vậy cũng có một số ý kiến đề nghị chọn phương án 2 vì nếu chọn phương án này sẽ tạo nên sự đổi mới bước đầu trong tổ chức CQĐP và tạo điều kiện cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị một cách hiệu quả. ĐB Trịnh Đình Thạch (Quảng Ngãi) còn cho rằng thêm một ưu điểm nữa là phương án này sẽ khẳng định và đánh giá được năng lực của lãnh đạo cấp phường.

TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, cho rằng nếu như cứ duy trì hiện trạng chồng chéo như hiện nay thì không bao giờ có thể nâng cao chất lượng bộ máy hành chính, tinh giản biên chế để nâng lương, để công chức sống được bằng lương và chống nhũng nhiễu. “HĐND phải thực quyền, tức là có dư địa để quyết và làm, chứ còn quyết cái trên quyết rồi và HĐND có bảo vệ được quyền lợi của nhân dân không? Điều này mới quan trọng chứ không phải chỉ là hình thức” - ĐB Lịch nói.

TÁ LÂM - HOÀNG VÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm