'Chính quyền đừng thay DN đi thỏa thuận với nông dân'

Hội thảo trên do Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Vụ Nông nghiệp nông thôn (Ban Kinh tế TW) tổ chức. 

Nêu ý kiến tại đây, các đại biểu cho hay thời gian qua việc tích tụ tập trung đất ở ĐBSCL chủ yếu là liên kết sản xuất để xây dựng cánh đồng lớn và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng tại ĐBSCL việc tích tụ tập trung ruộng đất hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập như: việc mua bán đất nông nghiệp để tích tụ tập trung đất sản xuất nông nghiệp là rất khó khăn vì đa số là không liền thửa liền khoảng. Đất đai vẫn được coi là tài sản quan trọng do đó người dân rất e ngại bán đất nông nghiệp.

Hơn nữa do vướng chính sách hạn điền nên người dân thường lách luật bằng cách cho con cháu, vợ chồng, anh chị em đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên rất dễ gây ra rủi ro trong quá trình sản xuất nếu có xung đột về lợi ích giữa các người đứng tên sổ đỏ…

Ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng chưa từng có thời nào mà chỉ trong hơn 20 năm đã có đến 3 lần ban hành và điều chỉnh Luật Đất đai (1993, 2003, 2013), với trên dưới 700 văn bản có tính pháp qui, hướng dẫn thực hiện mà vẫn chưa thông suốt thì lòng dân sao yên để phát triển sản xuất-kinh doanh?

Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đang phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tín Huy 

“Người ta có cảm giác chính sách nhà nước nói chung, nhất là về đất đai ban ra bao giờ cũng gây khó với dân nhưng “chừa rộng cửa” cho quyền thu lại như quyền thu hồi đất bất chừng, không lường được” - ông Nhị nói.

Theo ông Nghị, nên có văn bản quy định rõ việc DN muốn sản xuất lớn, quy mô nông trại, đồn điền có hàng ngàn hecta, ngoài Điều 129, 130 Luật Đất đai 2013 (không hạn chế, chỉ cần lập dự án, có phương án, được thẩm quyền phê duyệt; nếu đất công thì ký trực tiếp với chính quyền thuê đất; nếu thuê hoặc mua lại của dân)  thì do DN và nông dân tự thỏa thuận, chính quyền chỉ làm trung gian, hòa giải.

“Nếu chính quyền thay DN thỏa thuận và ký với nông dân hoặc ngược lại là tạo sơ hở cho tham nhũng, làm mất lòng dân, xã hội không ổn định như cách làm nôn nóng vừa qua”, ông Nguyễn Minh Nhị nói đồng thời lưu ý  DN có dự án phải sản xuất, kinh doanh đúng mục đích của dự án, nếu chuyển mục đích dự án phải có điều kiện ràng buộc hoặc chế tài nghiêm khắc.

Đồng thời phải chống đầu cơ đất, “ghim đất” giữ giá, phát canh thu tô trá hình. Có qui định thuế lũy tiến với đất cho thuê vượt hạn điền (3 ha, 10 ha, 30 ha theo từng loại đất ở vùng ĐBSCL).

“Nếu chính quyền thay DN thỏa thuận và ký với nông dân hoặc ngược lại là tạo sơ hở cho tham nhũng, làm mất lòng dân"

Được biết tổng diện tích gieo trồng các vụ lúa trong năm 2016 của khu vực này ước đạt 4,3 triệu ha, năng suất ước đạt 5,6 tấn/ha, sản lượng lúa ước đạt 24,33 triệu tấn chiếm gần 56% sản lượng cả nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm