Chỉ có 19% người dân ĐBSCL quan tâm đến tác hại của biến đổi khí hậu

Chương trình nhằm “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển Việt Nam” tại ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Từ đó giúp người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng nắm bắt được cách ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Theo kết quả nghiên cứu của BBC Media Action năm 2013 về “Người dân Việt Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì hỗ trợ họ”, một nghiên cứu trong khuôn khổ dự án Climate Asia do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) thực hiện, 41% người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng bị ảnh hưởng (tức chưa cần phải hành động); 14% cố tồn tại (quá khó khăn để làm được gì); 10% là có hành động nhưng gặp khó khăn; 16% thích ứng muốn hành động và chỉ có 19% là tỏ ra lo lắng về tương lai.

Trong đó, chương trình chia làm ba phần: Hành động giảm nhẹ, ứng phó rủi ro do thiên tai (chằng chống nhà cửa, tham gia các lớp học sơ cứu ban đầu, các thành viên trong gia đình phải biết bơi…); Hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu (phân loại rác và tái sử dụng rác vô cơ, cất giữ chai lọ bao bì thuốc bảo vệ thực vật…); Hành động thích ứng với biến đổi khí hậu (chuyển đổi vật nuôi cây trồng, lịch mùa vụ phù hợp với khuyến cáo của cơ quan khuyến nông…).

Tổng kinh phí để thực hiện chương trình này là hơn 100 tỷ đồng do Cơ quan phát triển quốc tế Úc và nguồn viện trợ từ chính phủ New Zealand tài trợ.

MINH QUÝ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm