Biên chế khu vực nhà nước thừa hơn 57.000 người

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: Theo số liệu về công tác thanh tra, kiểm toán, năm 2017 phát hiện vi phạm về kinh tế gần 68.000 tỉ đồng, hơn 17.500 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính gần 2.100 tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 114 vụ việc với 192 đối tượng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 257 cuộc kiểm toán; phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính gần 44.000 tỉ đồng; phát hiện thừa biên chế trong khu vực Nhà nước hơn 57.000 người…

Để đạt hiệu quả cao trong năm 2018, Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách khác, siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; từng bước thu hẹp phạm vi sử dụng nợ công. Cạnh đó, tiết kiệm triệt để kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; chi đoàn ra, đoàn vào. Triển khai đồng bộ mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung và đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán xe công.

Chính phủ cũng đồng thời kiến nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công. Cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng, trừ các công trình quan trọng quốc gia.

Yêu cầu thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng quy định; tinh giản biên chế hành chính, dừng việc giao bổ sung biên chế…

Là người phát biểu đầu tiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn lại phụ lục báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, theo đó có tới 16/34 bộ, cơ quan trung ương, 17/63 tỉnh, TP; 16/23 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước không gửi chương trình cho Bộ Tài chính và rất nhiều cơ quan, đơn vị không gửi báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

“Với số lượng lớn đơn vị chưa có báo cáo như thế thì đánh giá trong báo cáo của Chính phủ có phản ánh đúng bản chất và nhận định có chính xác hay không?” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp băn khoăn.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu thì nhận xét báo cáo của Chính phủ chưa thấy biểu dương hay phê bình, đề nghị xử lý trách nhiệm bộ ngành, địa phương nào...

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng ngay trong hôm nay về những đơn vị chưa có chương trình để yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê bình các bộ, địa phương và tập đoàn, tổng công ty chưa có báo cáo, thể hiện chưa nghiêm túc. Đây cũng là nội dung giám sát của Quốc hội về chấp hành Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhưng lại chưa thực sự nghiêm túc” - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc kết luận và cho rằng ý thức của một số ngành chưa cao, xử lý một số vụ việc chưa kịp thời và chưa nghiêm túc.

“Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ địa chỉ trách nhiệm để công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí có bước tiến mới trong năm sau” - ông Hiển nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.