Ban Nội chính Trung ương thêm nhiệm vụ, chưa thêm bộ máy

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 32-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC).

Quy định 211-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ban hành năm 2019, hết hiệu lực.

Ban hành ngày 16-9, tức sáu ngày sau cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án “sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN”, điểm mới của Quy định 32 nằm ở ngay tiêu đề: tên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN có thêm hai chữ “tiêu cực”.

Nội hàm của hai chữ này được giải thích rõ tại Điều 3, về phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo: “Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước”.

Các điều khoản khác cũng được sửa đổi mang tính kỹ thuật, thêm hai chữ “tiêu cực” cho đồng bộ, thống nhất.

Với Quy định này, chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương với tính chất Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC sẽ mở rộng thêm cả mảng phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống – bên cạnh mảng trước đây là PCTN.

“Thêm nhiệm vụ nhưng chưa đặt ra việc thêm bộ máy. Tổ chức, bộ máy của Ban Nội chính Trung ương vẫn theo Quyết định 216 của Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2020, chưa tính gì việc thay đổi cả”, nguồn tin từ Ban Nội chính Trung ương cho biết.

 

Phù hợp và khả thi với đặc thù thể chế

Theo TS Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, việc mở rộng thẩm quyền cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là cần thiết. 

Bởi hệ thống chính trị Việt Nam được cấu trúc với trung tâm quyền lực của nó là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong bộ máy. Là lực lượng cầm quyền duy nhất, Đảng từ lâu đã thừa nhận tình trạng tiêu cực, hư hỏng trong bộ máy, bao gồm cả tham nhũng.

Tham nhũng, vi phạm pháp luật thì có thể dùng luật để xử. Nhưng còn nhiều loại tiêu cực khác khó phát hiện, khó xử lý bằng luật, trong khi áp chế bằng kỷ luật đảng, quy định của đảng khả thi hơn nhiều.

Với việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thêm cả phòng, chống tiêu cực nữa, có thể thấy Đảng muốn đẩy mạnh hơn, đưa công tác PCTN vào chiều sâu hơn, tới lớp vi phạm về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Như thế là phù hợp và khả thi với đặc thù thể chế nước ta.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm