BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC - BÀI 1

Vấn nạn xả thải bậy vào hệ thống thoát nước

TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của cả nước. Đây cũng là đô thị có mật độ dân cư ở mức cao. Theo thiết kế ban đầu, đây là nơi sinh sống cho 500.000 dân, sau đó được tăng quy mô lên khoảng 3 triệu người. Hiện nay, TP.HCM có khoảng 10 triệu người, bao gồm cả khách vãng lai. Chính vì vậy mà kết cấu đô thị, đặc biệt là hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải trở nên quá tải. Điều đó khiến cho gánh nặng giải quyết ô nhiễm môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Lấn chiếm kênh rạch ngày càng gia tăng

Sở TN&MT TP.HCM tổ chức hội thảo Giải pháp bảo vệ môi trường nước sông, kênh, rạch với sự tham gia của cộng đồng. Tại đây, các đại biểu chia sẻ hiện trạng về môi trường nước sông, kênh, rạch, công tác quản lý; tình hình, kinh nghiệm thực tế… Qua đó, đóng góp giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường. Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT, cho biết TP.HCM được thiên nhiên ưu ái với hệ thống kênh rạch phong phú. Tuy nhiên, qua các thời kỳ, do nhiều tác động khác nhau, nguồn nước mặt của TP bị ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý xảy ra nhiều. Thậm chí việc lấn chiếm kênh rạch đang diễn tiến với mức độ tăng dần. Năm 2011, có 36 vị trí kênh, rạch bị lấn chiếm, con số này lên mức 41 vào thời điểm cuối tháng 7-2012.

Vấn nạn xả thải bậy vào hệ thống thoát nước ảnh 1

Nhiều người thường có thói quen xả rác xuống dòng kênh làm ảnh hưởng đến chất lượng thoát nước của TP. Ảnh: NGỌC CHÂU

UBND TP.HCM đã ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông, kênh, rạch; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ công cộng và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban, ngành còn nhiều hạn chế. Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường - Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ, nước tại hệ thống kênh rạch tại TP.HCM đều bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như BOD5 (nhu cầu sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng… vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép. Điển hình như một số kênh ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn; quận 7, Bình Tân, Thủ Đức… Nước ở đây có màu nâu đen, mùi hôi rất nặng, nhiều chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, kênh Tân Trụ, kênh Hy Vọng (quận Tân Bình), không những lòng kênh có nhiều rác thải mà còn có cả phân gia súc, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng.

Cần có sự tham gia của cộng đồng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tình trạng nêu trên, từ khách quan đến chủ quan. Đó có thể là chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế, xã hội; cách thức quản lý của các đơn vị chức trách còn nhiều bất cập; địa phương thiếu nhân lực chuyên môn… Tuy nhiên, quan trọng hơn hết vẫn là thiếu sự tham gia của cộng đồng. Việc này không chỉ xuất phát từ người dân mà còn ở cơ chế quản lý của cơ quan, ban ngành; khâu tổ chức thực hiện, phát triển các chương trình tuyên truyền vận động ở địa phương còn nhiều yếu kém, dàn trải, mang tính hình thức, đối phó… Thật vậy, phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu thiết thực trong chiến lược phát triển chung.

Do đó, để cải thiện, chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu. Chẳng hạn, xây dựng, biên tập những cuốn sổ tay như cẩm nang vào bếp kết hợp với những thông tin tuyên truyền như không nên đổ dầu mỡ xuống hệ thống thoát nước, thay thế túi nylon bằng túi vải không dệt, phân loại rác tại nguồn… Ngoài ra, chúng ta có thể tổ chức những buổi tuyên truyền, tập huấn tại các phường, xã để người dân tiếp cận và được giải đáp thắc mắc; vận động cộng đồng tham gia phong trào tuần lễ xanh, Chủ nhật xanh…; xây dựng, tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn “tuyến đường không rác”, “khu phố, khu đô thị xanh, sạch”… Hơn nữa, chúng ta có thể khuyến khích bằng cách trao thưởng cho những khu vực, khu phố, hộ gia đình có những thành tích tốt trong tham gia bảo vệ môi trường.

Hệ thống thoát nước TP.HCM là hệ thống cống chung cho nước mưa và nước thải. Ban đầu, hệ thống cống được xây dựng phục vụ khoảng 35 km2, ứng với dân số khoảng 1,5 triệu người. Trước năm 1954, TP xây dựng khoảng 113 km cống, tập trung khu vực quận 1, 5, sau đó được mở rộng trong khu vực nội thành và ngoại thành. Theo quy hoạch, đến năm 2020, TP.HCM cần phát triển thêm 6.000 km cống và mương rạch mới đáp ứng đủ nhu cầu phát triển hiện tại.

NGỌC CHÂU

(Còn tiếp)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

PV GAS bắt đầu cung cấp LNG cho sản xuất công nghiệp

PV GAS bắt đầu cung cấp LNG cho sản xuất công nghiệp

(PLO)- Từ ngày 15-3, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chính thức cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp với những chuyến xe bồn chở LNG đầu tiên tại Việt Nam, được xuất từ trạm nạp Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến trạm tái hóa khí LNG Thuận Đạo (Long An).

NPK Phú Mỹ góp phần cho một mùa mía ngọt bội thu

NPK Phú Mỹ góp phần cho một mùa mía ngọt bội thu

(PLO)- Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã dày công nghiên cứu ra dòng sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE chuyên dùng cho cây mía. Điều này giúp người nông dân phấn khởi chuẩn bị cho một mùa mía mới, hứa hẹn bội thu.

Công đoàn PV GAS triển khai chương trình Xuân nghĩa tình Dầu khí

Công đoàn PV GAS triển khai chương trình Xuân nghĩa tình Dầu khí

(PLO)- Thực hiện chỉ đạo của Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã chỉ đạo các công đoàn trực thuộc tổ chức chương trình "Xuân nghĩa tình Dầu khí - Tết ấm áp, sẻ chia" cho người lao động trực Tết ở các công trình khí.

PV GAS sẵn sàng cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp

PV GAS sẵn sàng cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp

(PLO)- Theo đó, dự kiến từ quý II-2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) sẽ cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp, từng bước phục vụ cho đời sống, sản xuất và hiện thực hóa mục tiêu chiến lược năng lượng của quốc gia.