Tổ chức tín dụng trước nguy cơ '1 cổ 2 tròng'

Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung: “… trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Cần một quy định hướng dẫn cụ thể

 Người tiêu dùng tiếp cận các khoản vay để mua sắm các sản phẩm điện tử.

Chính điều khoản này dẫn đến cách hiểu, vừa bao hàm được mục đích chống cho vay nặng lãi trong các hoạt động vay mượn trong dân sự - lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; vừa đảm bảo TCTD vẫn được phép thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất theo quy định tại luật chuyên ngành (Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước) với điều khoản cụ thể “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Nhưng cần phải khẳng định hiểu theo hướng trên chỉ là cách suy luận chủ quan mà chưa có một quy định rõ ràng đối tượng được áp dụng trong luật. “Áp trần lãi suất với ngân hàng là sai lầm lớn" nhấn mạnh điều này, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhận định: Tự do hóa lãi suất hoàn toàn phù hợp với quy luật cung, cầu của thị trường. Nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các TCTD và khi xuất hiện cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi ích nhiều nhất… “Tại sao lại cứ đặt ra một cái mốc để bắt cả hệ thống ngân hàng phải “chạy” theo, trong khi diễn biến thực tế không thể như thế. Tư duy theo hướng này, vô hình trung trộn lẫn lộn giữa quản lý các TCTD được pháp luật công nhận với tín dụng phi chính thức” - ông Kiêm phân tích.

Nguy cơ chồng chéo điều luật

Các tổ chức tín dụng mở rộng dịch vụ cho vay rộng khắp đã mang lại nhiều cơ hội mua sắm cho người dân.

Cùng quan điểm, TS Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội TP.HCM, cũng cho rằng không nên áp dụng điều khoản này với các TCTD, bởi những đối tượng này đã được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng và các hoạt động theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Khi điều luật trên có hiệu lực sẽ rất dễ gây nên sự chồng chéo.

TS Lịch chỉ rõ Bộ luật Dân sự 2005 quy định, trần lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản đã gây ra khó khăn cho hoạt động của các TCTD nên ở Quốc hội nhiệm kỳ trước đã phải ra nghị quyết để “cởi trói”, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động trong cơ chế thị trường. “Chúng ta đã cởi trói cho các ngân hàng, tại sao còn trói lại” - ông Lịch băn khoăn.

Chia sẻ vấn đề trên, một lãnh đạo ngân hàng phân tích: Nếu Bộ luật Dân sự 2015 áp trần lãi suất 20% với cả các TCTD thì đây là điều cực kỳ vô lý. Bởi lẽ đặt giả sử lạm phát lên cao tới trần thì các TCTD sẽ xoay xở ra sao? Nếu áp trần 20% với các TCTD thì ngay trong hoàn cảnh hiện nay, hàng loạt các hoạt động dịch vụ tín dụng đặc thù đang triển khai như cho vay tiêu dùng, tài chính vi mô… sẽ lập tức phá sản. Tính tất cả chi phí thì đầu vào của loại hình tín dụng này đã lên đến 20%, thậm chí là cao hơn trong khi các TCTD thì không thể “cho vay lấy lỗ”.

Theo các chuyên gia, sở dĩ lãi suất cho vay của các TCTD luôn phải đảm bảo sự linh hoạt theo cơ chế thị trường, bởi khoản vay có tính rủi ro cao, các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro tương ứng, đồng nghĩa với việc một khoản tiền bị “nằm bất động” song vẫn phải trả lãi huy động. Hoặc khi khách hàng không có khả năng trả nợ khoản vay đó, TCTD buộc phải thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi, trong khi chi phí làm thủ tục thanh lý tài sản rất cao...

Chính vì vậy, cùng với việc áp trần lãi suất cho vay, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã bổ sung: “trừ trường hợp luật khác có quy định liên quan khác”. Như vậy, điều khoản trên cần thiết phải được hướng dẫn rõ ràng trong một văn bản cụ thể để tránh tình trạng luật chồng luật, đảm bảo lộ trình tiến tới tự do hóa lãi suất theo đúng quy luật của thị trường, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế

Theo quy định tại Điều 91 của Luật Các tổ chức tín dụng: TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm