Giảm thiểu túi nylon gây hại môi trường

Hiện nay, túi nylon được sử dụng rất phổ biến vì nó tiện dụng và giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo tác hại của nó với môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các công tác nhằm giảm sử dụng túi nylon. Đây cũng là vấn đề quan trọng ở Việt Nam, nhất là khu vực TP.HCM vì nơi đây tập trung đông dân cư và nhà buôn bán. Vì vậy, chương trình Giảm sử dụng túi nylon trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015 đang từng bước được triển khai với quy mô lớn.

Lộ trình giảm thiểu túi nylon

Theo Quỹ Tái chế thuộc Sở TN&MT TP.HCM, mỗi ngày số lượng túi nylon tiêu thụ khoảng 8-10 triệu cái, tương đương 60-70 tấn. Tuy nhiên, chúng không được thu gom triệt để, phát tán trong môi trường xung quanh và gây ảnh hưởng đến môi trường. Mặt khác, trên địa bàn TP.HCM có hơn 10.000 cơ sở tư nhân sản xuất bao bì nhựa, túi nylon hoạt động.

Giảm thiểu túi nylon gây hại môi trường ảnh 1

Sử dụng túi nylon gói hàng hóa ở chợ đã trở thành thói quen rất phổ biến của rất nhiều người. Ảnh: NGỌC CHÂU

Theo kết quả thăm dò, các đối tượng người dân, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà quản lý… đã đồng ý tham gia chương trình giảm sử dụng túi nylon nếu thành phố phát động. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết hiện nay nếu ban hành quy định cấm hoàn toàn túi nylon sẽ không khả thi và gặp sự phản đối từ cộng đồng. Nguyên do vì nhu cầu sử dụng khi đi mua sắm còn ở mức cao. Trong đó, năng lực cung cấp sản phẩm thay thế của thị trường vẫn hạn chế nên việc cấm sản xuất, phân phối, sử dụng túi nylon cần phải được nghiên cứu kỹ và có lộ trình hợp lý. Vì vậy, bước quan trọng nhất để giảm thiểu sử dụng loại bao bì này là các biện pháp tác động để giảm nhu cầu sử dụng. Kế tiếp là các cách làm nhằm kiểm soát lượng cung.

Chương trình Giảm sử dụng túi nylon trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015 nhằm hướng dẫn và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hợp lý túi nylon. Đồng thời, vận động các nhà bán lẻ cam kết giảm phát miễn phí, chuyển từ sử dụng túi nylon sử dụng một lần sang loại túi sử dụng nhiều lần (túi đựng hàng thân thiện với môi trường). Bên cạnh đó, chương trình bước đầu xây dựng hệ thống thu gom, tăng cường hiệu quả công tác tái chế nhằm giảm thiểu tác hại cho môi trường. Chương trình sẽ triển khai bước đầu tại các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền

Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết để giảm thiểu túi nylon thì bắt buộc phải có sự tham gia của các trung tâm thương mại, siêu thị. Các đơn vị này có thể tiến hành các chương trình tuyên truyền như treo poster, khẩu hiệu nhắc nhở khách hàng mang theo túi riêng tại những nơi dễ thấy trong khu mua sắm; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của siêu thị… Bố trí các điểm thu gom túi tại các vị trí thuận tiện trong khuôn viên. Đồng thời, ban quản lý nên có biện pháp khuyến khích khách hàng giao lại túi nylon đã qua sử dụng. Đặc biệt, sẽ có một ngày trong tháng được chọn làm Ngày không túi nylon nhằm khuyến khích người mua nên đem theo túi đựng hàng hoặc mua loại sử dụng nhiều lần.

Nhiệm vụ quan trọng là chúng ta phải triển khai hiệu quả các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng. Hình thức có thể bằng lực lượng tuyên truyền viên, chủ đạo là Hội Phụ nữ; hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng như xe loa, đài phát thanh địa phương… Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền sẽ triển khai vào hoạt động ngoại khóa của các em học sinh ở nhiều cấp học. Những tiêu chí cần nhấn mạnh là những tác hại kinh tế, xã hội, môi trường của túi nylon; định hướng giảm sử dụng và các giải pháp thay thế; các biện pháp mỗi cá nhân có thể thực hiện trong cuộc sống hằng ngày…

Cùng với việc giảm sử dụng túi nylon, chúng ta cần tăng cường sản xuất, phổ biến việc sử dụng túi thân thiện với môi trường trong cộng đồng. Vì vậy, quy chuẩn đánh giá chất lượng, tiêu chí xác định túi tự hủy sinh học cần được ban hành kịp thời. Đồng thời, các giải pháp kỹ thuật về công nghệ, thiết bị cho việc sản xuất các loại túi thay thế cần được đẩy mạnh. Chương trình khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất loại bao bì này. Đặc biệt, các chính sách ưu đãi sẽ áp dụng như cho vay vốn, hỗ trợ cho thuê đất, đề nghị miễn giảm thuế môi trường…

Theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, túi nylon được xem là đối tượng cần hạn chế sử dụng. Đến năm 2020 sẽ giảm 65% lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Sau đó, con số này sẽ nâng mức thành 85% vào năm 2025.

(Theo Tổng cục Môi trường)

NGỌC CHÂU

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

PV GAS bắt đầu cung cấp LNG cho sản xuất công nghiệp

PV GAS bắt đầu cung cấp LNG cho sản xuất công nghiệp

(PLO)- Từ ngày 15-3, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chính thức cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp với những chuyến xe bồn chở LNG đầu tiên tại Việt Nam, được xuất từ trạm nạp Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến trạm tái hóa khí LNG Thuận Đạo (Long An).

NPK Phú Mỹ góp phần cho một mùa mía ngọt bội thu

NPK Phú Mỹ góp phần cho một mùa mía ngọt bội thu

(PLO)- Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã dày công nghiên cứu ra dòng sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE chuyên dùng cho cây mía. Điều này giúp người nông dân phấn khởi chuẩn bị cho một mùa mía mới, hứa hẹn bội thu.

Công đoàn PV GAS triển khai chương trình Xuân nghĩa tình Dầu khí

Công đoàn PV GAS triển khai chương trình Xuân nghĩa tình Dầu khí

(PLO)- Thực hiện chỉ đạo của Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã chỉ đạo các công đoàn trực thuộc tổ chức chương trình "Xuân nghĩa tình Dầu khí - Tết ấm áp, sẻ chia" cho người lao động trực Tết ở các công trình khí.

PV GAS sẵn sàng cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp

PV GAS sẵn sàng cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp

(PLO)- Theo đó, dự kiến từ quý II-2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) sẽ cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp, từng bước phục vụ cho đời sống, sản xuất và hiện thực hóa mục tiêu chiến lược năng lượng của quốc gia.