Chủ động bảo vệ trước các bệnh lý nghiêm trọng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là ung thư, các bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, tim mạch...) đang trở thành gánh nặng lớn về kinh tế. Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc các bệnh lý nghiêm trọng này lại có xu hướng gia tăng.

Nguy cơ bệnh tật và nỗi lo về chi phí y tế

Theo các thống kê y tế, tại Việt Nam ước tính, trung bình mỗi năm có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị tiểu đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 120.000 ca mắc mới ung thư…, chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật. Trong đó, rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thói quen sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của WHO... là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thực trạng này.

Không chỉ đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các bệnh lý nghiêm trọng này còn kéo theo gánh nặng lớn về y tế. Bởi lẽ, với các bệnh nghiêm trọng, thời gian điều trị kéo dài, chi phí khám chữa bệnh đội lên cao. Dù có bảo hiểm y tế hỗ trợ thì mức này cũng chỉ bằng một phần chi phí chữa trị và thông thường, phần chi phí mà người bệnh đồng chi trả cũng đủ tạo thành gánh nặng lớn về kinh tế cho bản thân và gia đình bệnh nhân. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp người bệnh suy sụp ngay khi phát hiện bệnh vì nỗi lo gánh nặng kinh tế.

 Người dân ngày càng có xu hướng lựa chọn bảo hiểm nhân thọ để chia sẻ gánh nặng trong trường hợp gặp phải rủi ro và các bệnh lý nghiêm trọng.

Giải pháp toàn diện, chủ động bảo vệ trước rủi ro bệnh tật

Theo các chuyên gia y tế, để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bệnh tật và chủ động dự phòng rủi ro gặp các bệnh lý nghiêm trọng, có 2 việc mà mỗi người có thể và nên thực hiện là:

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát các bệnh lý nghiêm trọng: Mỗi người nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1-2 lần tùy theo tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát, phát hiện sớm các tác nhân, mầm mống gây ảnh hưởng đến sức khỏe trước khi có biểu hiện phát triển thành bệnh. Rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có cả một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư da… khi được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao, tiết kiệm được chi phí, thời gian và tránh được các biến chứng nặng nề. Kiểm tra sức khỏe định kỳ còn giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sức khỏe, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp về chế độ dinh dưỡng, lối sống… nhằm nâng cao thể trạng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những giải pháp tối ưu để đề phòng bệnh nghiêm trọng.

Lập quỹ dự phòng ngay từ khi khỏe mạnh: Khi có nền tảng tài chính tốt, người bệnh sẽ yên tâm hơn để chiến đấu với bệnh. Chính vì vậy, lập quỹ dự phòng cho sức khỏe là điều nên làm ngay từ khi khỏe mạnh. Đây cũng là xu hướng lựa chọn của nhiều người khi quyết định tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Đơn cử như sản phẩm Manulife – Cuộc sống tươi đẹp, người tham gia bảo hiểm được chi trả với tổng quyền lợi lên đến 325% số tiền bảo hiểm và được bảo vệ đến tuổi 99. Là giải pháp tài chính toàn diện để bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước các bệnh lý nghiêm trọng (giai đoạn sớm, giai đoạn giữa, giai đoạn cuối).

Giải pháp toàn diện để bảo vệ sức khỏe từ Manulife Việt Nam

Với mong muốn luôn đồng hành để vun đắp một cuộc sống khỏe mạnh dài lâu cho gia đình Việt, Manulife vừa cho ra mắt sản phẩm Manulife - Cuộc sống tươi đẹp nhằm cung cấp một phương án tài chính toàn diện để đối phó với rủi ro bệnh tật:

·  Danh mục các bệnh được chi trả lên đến 134 bệnh, trong đó có những bệnh lý nghiêm trọng thường gặp như ung thư, tim mạch, bệnh phổi, gan, thận...

· Bảo vệ tài chính toàn diện trước các bệnh lý nghiêm trọng qua nhiều giai đoạn bệnh và các bệnh lý nghiêm trọng đối với trẻ em hoặc bệnh lý theo giới tính với tổng quyền lợi lên đến 325% số tiền bảo hiểm.

· Đóng phí ngắn hạn nhưng bảo vệ đến tuổi 99.

· Khoản tiền mặt đặc biệt lên đến 100% số tiền bảo hiểm tại tuổi 75 cho cuộc sống hưu trí an nhàn.

· Quyền lợi đáo hạn hấp dẫn bằng 100% số tiền bảo hiểm kèm bảo tức và lãi tích lũy… 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm