Cắt cụt chi - nguy cơ cao ở bệnh nhân đái tháo đường

Điển hình như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại tử chi… Những biến chứng trên hoàn toàn có thể phòng, chống được ở trong cộng đồng. Tuy nhiên, do nhận thức của đa số người dân về bệnh này còn hạn chế, thường nhập viện muộn sau 7-10 năm, khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện biến chứng, dẫn đến chi phí điều trị vô cùng tốn kém.

Hoại tử chi - biến chứng nguy hiểm nhất của ĐTĐ

Hai biến chứng thường có và nặng nhất của ĐTĐ là suy mạch vành và bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ viêm động mạch chi dưới gấp 40 lần đối tượng không bị ĐTĐ. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ đến nuôi dưỡng chân, làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi dưỡng làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi... Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng là rất cao.

 
Bệnh nhân ĐTĐ cần có kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và vừa sức.

Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Ổn định đường huyết là biện pháp cơ bản nhất trong điều trị bệnh ĐTĐ. Bệnh nhân cần được hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ hằng ngày. Nếu theo dõi thường xuyên và ổn định đường huyết ở giới hạn cho phép (trước ăn: <70-130 mg/dl; sau ăn hai giờ: <160-180 mg/dl), người bệnh có thể sinh hoạt bình thường và tránh được các tổn thương của bệnh. Có nhịp sống lành mạnh, kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và vừa sức. Đặc biệt sống vui vẻ và làm việc vừa sức là một giải pháp tối ưu cho những người bệnh ĐTĐ trong độ tuổi lao động.

Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Kết hợp dùng thuốc Tây y với các loại thảo dược trong y học cổ truyền như khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa… để tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí điều trị.

Kết quả nghiên cứu mới đây của BVTrung ương Quân đội 108 cho thấy khi sử dụng TĐCare (chiết xuất từ khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, hoài sơn, thương truật, sinh địa, linh chi) có tác dụng làm giảm đường huyết từ 8,7 mmol/l xuống còn 6,37 mmol/l và chỉ số HbA1c cũng giảm từ 7,88% xuống 6,8% sau ba tháng sử dụng.

Bảy thảo dược quý trong TĐCare

Khổ qua, thành phần có chứa momordicine alkaloid, ascorbic acid, có thể hỗ trợ cho các trường hợp điều trị tiểu đường; cải thiện đường huyết và cải thiện dung nạp glucose; giảm HbA1c, giảm cholesterol. Khổ qua còn có tác dụng kháng khuẩn, chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein.

Dây thìa canh, có tác dụng hạ đường huyết, hạ lipid máu và làm mất đi cảm giác ngọt.

Thương truật, có tác dụng hạ đường máu, giúp tiêu hóa, dùng trong trường hợp bụng chướng, buồn nôn, ăn không tiêu.

Linh chi, sinh địa, hoài sơn, tảo Spirulina, có tác dụng hạ đường máu, giảm cholesterol toàn phần và tăng lượng HDL trong máu, ổn định huyết áp, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

NGUYỄN VÂN

Cắt cụt chi - nguy cơ cao ở bệnh nhân đái tháo đường ảnh 2

Viên tiểu đường TĐcare được tinh chất từ bảy thảo dược quý trên có tác dụng ổn định đường huyết, giảm cholesterol và mỡ máu, giảm tỉ lệ biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết. Kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, viên tiểu đường TĐcare sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường và người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường có được chỉ số đường huyết ổn định, tránh xa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại website: http://tieuduong360.com hoặc gọi đến số 1900.6436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 421/2011/TNQC-ATTP

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm