Bài 2: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Khách hàng cần đọc kỹ các quy tắc, điều khoản

Theo thông lệ quốc tế cũng như ở Việt Nam, pháp luật nêu rõ HĐBH phải làm thành văn bản và phải đầy đủ các nội dung chính theo quy định.

Hợp đồng BHNT bao gồm:

1. Giấy chứng nhận BHNT (do tổng giám đốc công ty BH ký tên và đóng dấu): liệt kê những quyền lợi BH chính và các quyền lợi BH bổ trợ của HĐBH hoặc các sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận BHNT (nếu có);

2. Bản sao HSYCBH (do khách hàng khai và kí tên);

3. Quy tắc, điều khoản HĐBH: quy định chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BH, công ty BH cũng như thủ tục giải quyết quyền lợi BH; và

4. Bảng minh họa quyền lợi BH mà khách hàng đã được tư vấn và ký tên khi điền HSYCBH.

5. Các thỏa thuận khác của hai bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng (nếu có).

Quy tắc, điều khoản HĐBH

Nếu ở các hợp đồng khác, hai bên ký kết hợp đồng cùng thỏa thuận các điều kiện và điều khoản hợp đồng thì đối với hợp đồng BHNT, các điều khoản hợp đồng do công ty BH đưa ra và không thể sửa đổi theo ý cá nhân khách hàng, bởi vì trước khi giới thiệu sản phẩm ra thị trường, các công ty BH phải trình lên cơ quan quản lý nhà nước về BHNT (Bộ Tài chính) biểu phí BH cũng như điều khoản BHNT cho mỗi sản phẩm BH mà công ty chuẩn bị đưa ra thị trường. Bộ Tài chính, đại diện quyền lợi người tiêu dùng, sẽ nghiên cứu và phê duyệt các điều khoản trước khi cho phép công ty BH đưa vào sử dụng. Như vậy khi tham gia BH, khách hàng hoặc là đồng ý hoàn toàn với điều khoản hợp đồng đã được Bộ Tài chính phê duyệt, hoặc từ chối tham gia chứ không thể yêu cầu sửa đổi điều khoản theo ý của mình. Ngay cả công ty BH khi muốn sửa đổi, bổ sung điều khoản BH cũng phải được Bộ Tài chính phê duyệt.

Thời gian cân nhắc

Do tính chất là một hợp đồng theo mẫu, điều khoản hợp đồng của các công ty BH đều có quy định về “thời gian cân nhắc” để khách hàng xem xét lại một cách cẩn thận và độc lập về quyết định mua BH của mình sau khi có đủ thời gian đọc kỹ “Điều khoản hợp đồng BHNT”. Đối với Prudential, “thời gian cân nhắc” là 21 ngày kể từ ngày hợp đồng được phát hành, trong thời gian này khách hàng có quyền đề nghị thay đổi sản phẩm BH, số tiền BH, thời hạn BH… cho phù hợp hơn với nhu cầu của mình, hoặc khách hàng không muốn tiếp tục tham gia BH, Prudential sẽ hoàn trả số phí BH đã nộp sau khi trừ đi các chi phí khám nghiệm y khoa (nếu có).

Một điểm cần lưu ý nữa của hợp đồng theo mẫu là nếu có trường hợp từ ngữ sử dụng không rõ ràng, các cơ quan chức năng cũng như tòa án sẽ diễn giải nó theo hướng có lợi cho bên chấp nhận tham gia BH, tức khách hàng.

Khôi phục hiệu lực hợp đồng

Trong thời gian hợp đồng mất hiệu lực, các quyền lợi BH của hợp đồng sẽ không được tiếp tục cho đến khi khách hàng yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng, nộp phí BH theo quy định và được Prudential chấp thuận khôi phục. Bên mua BH có thể yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng BH nếu đáp ứng tất cả điều kiện sau:

- Bên mua BH đưa ra yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng bị mất hiệu lực gần nhất nhưng không trễ hơn ngày chấm dứt thời hạn hợp đồng được ghi trong Giấy chứng nhận BH; và

- Bên mua BH nộp đầy đủ số tiền phải nộp theo qui định của Prudential; và

- Bên mua BH và Người được BH đủ điều kiện tham gia BH do Prudential quy định; và

- Bên mua BH, Người được BH có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin của Người được BH trong hồ sơ yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng BH và tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận tại hợp đồng BH. Nếu Bên mua BH vi phạm các nghĩa vụ đã quy định, yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng BH tự động bị hủy bỏ.

Nếu được Prudential chấp thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục này được tính từ ngày Prudential cấp giấy xác nhận khôi phục hiệu lực hợp đồng BH, với điều kiện cả Bên mua BH và Người được BH phải còn sống.

Cập nhật thông tin liên lạc

Để đảm bảo quyền lợi của mình, khách hàng cần cập nhật cho Prudential ngay khi có thay đổi về địa chỉ, điện thoại liên lạc cũng như địa chỉ hộp thư điện tử (email) bằng cách điền vào “Phiếu yêu cầu điều chỉnh/bổ sung thông tin khách hàng” tại các trung tâm phục vụ khách hàng của Prudential trên toàn quốc. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể theo dõi tình trạng hợp đồng BH của mình qua cổng thông tin khách hàng Pru-Online tại website www.prudential.com.vn.

Hỏi & đáp về hợp đồng bảo hiểm

1. Tôi có tham gia một hợp đồng bảo hiểm (HĐBH), nay muốn đổi cho người khác làm chủ HĐ, thay người được BH và thay người thụ hưởng được không?

Prudential trả lời:

Thay đổi “chủ hợp đồng” (còn gọi là “Bên mua BH”): Trong HĐBH nhân thọ, bên mua BH là người kê khai, ký tên trên hồ sơ yêu cầu BH và là người nộp phí BH. Theo quy định, bên mua BH có thể gửi văn bản yêu cầu công ty chuyển nhượng HĐBH (tức thay đổi chủ HĐ) theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu người nhận chuyển nhượng đáp ứng được các điều kiện về chuyển nhượng HĐBH theo quy định, Prudential sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi văn bản xác nhận việc thay đổi này đến khách hàng. Sau khi được chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng (tức chủ hợp đồng mới) có toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ đối với hợp đồng này.

Không thể thay đổi “Người được BH”: Trong HĐBH, người được BH là cá nhân được công ty BH chấp nhận BH theo các điều khoản của HĐBH như: Sản phẩm BH, thời hạn BH, số tiền BH, phí BH cũng như các điều khoản đặc biệt khác (nếu có) được thẩm định trên cơ sở tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, nhân thân... của chính Người được BH này. Do đó, Người được BH là người không thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu HĐBH còn trong thời gian cân nhắc (21 ngày kể từ ngày phát hành HĐBH), khách hàng có thể thay đổi người được BH bằng cách hủy HĐ cũ và nộp hồ sơ yêu cầu BH mới.

Thay đổi người thụ hưởng: Người thụ hưởng là tổ chức hoặc cá nhân được bên mua BH chỉ định để nhận quyền lợi BH theo quy định của HĐBH. Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, chủ hợp đồng có thể thay đổi người thụ hưởng vào bất cứ thời điểm nào.

2. Trong thời hạn hợp đồng, nếu gặp khó khăn về tài chính, công ty BHNT có biện pháp gì có thể giúp tôi duy trì hiệu lực hợp đồng?

Prudential trả lời:

Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, các công ty BHNT đều có những quy định cụ thể giúp khách hàng tiếp tục duy trì hiệu lực HĐBH ngay cả khi có khó khăn về tài chính. Sau đây là các giải pháp cụ thể mà Prudential đang áp dụng cho khách hàng có tham gia các sản phẩm BH truyền thống:

- Khi hợp đồng đến hạn nộp phí BH, nếu khách hàng chưa thể nộp phí ngay thì thời gian nộp phí sẽ được tự động gia hạn thêm 60 ngày.

- Nhận quyền lợi BH trả định kỳ nếu khách hàng tham gia loại hình BH có quyền lợi định kỳ.

- Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, khách hàng có thể yêu cầu giảm số tiền BH để nộp phí BH ở mức thấp hơn, phù hợp với khả nãng tài chính của mình hơn.

- Khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại (tức là sau khi khách hàng đã nộp đủ hai nãm phí BH đối với loại hình BH có giá trị hoàn lại), Prudential sẽ tự động cho khách hàng tạm ứng từ giá trị hoàn lại để nộp phí BH nếu sau thời gian gia hạn nộp phí BH mà phí BH đến hạn vẫn chưa được nộp và khách hàng cũng không yêu cầu hủy HĐBH. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể yêu cầu: tạm ứng một số tiền không quá 80% từ giá trị hoàn lại để giải quyết những nhu cầu về tài chính, hoặc dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền BH giảm.

- Nếu hợp đồng mất hiệu lực vì chưa nộp phí BH đến hạn, trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng mất hiệu lực và không trễ hơn ngày chấm dứt thời hạn hợp đồng, khách hàng có thể yêu cầu khôi phục hợp đồng để tiếp tục được BH.

Đón đọc bài 3: Các hình thức đóng phí bảo hiểm (ra ngày 3-6-2010)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm