10 mẹo nằm lòng của người tiêu dùng thông thái

1.   Tìm kiếm và đối chiếu thông tin về sản phẩm giúp bạn có sản phẩm hợp túi tiền, chất lượng và có thể là theo kịp thời cuộc nhất. Thông tin trên sản phẩm bạn có được sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân trước hết, và trong trường hợp cần thiết, sẽ là vật chứng giúp bạn đối chất với cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí là tòa án. Thông tin về sản phẩm có thể là:

-   Giá cả

-   Các nhãn hiệu, thương hiệu

-   Thông tin sản phẩm/đặc tính

-   So sánh các dịch vụ sau bán hàng, bảo hành hoặc sự trang bị về phụ tùng thay thế.

-   Lời khuyên của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đối với sản phẩm đã được kiểm nghiệm.

10 mẹo nằm lòng của người tiêu dùng thông thái ảnh 1

Sử dụng túi xách thân thiện môi trường cũng là một cách tiêu dùng thông thái 

2.   Tìm lời khuyên từ bạn bè/chuyên gia tin cậy nhất. Đôi khi các phương tiện thông tin đầy đủ xung quanh như truyền hình, radio, internet, báo chí khiến chúng ta quên đi một đối tượng cần tham khảo khi tiêu dùng đó là những người thân, bạn bè xung quanh hay các chuyên ra. Chính họ là những người trực tiếp cho chúng ta những lời khuyên thiết thực bởi những lời khuyên đó rất có thể là những kinh nghiệm thực tế của bản thân họ. Bạn cũng thấy đó là những lời khuyên rất có trách nhiệm đúng không? Họ có thể cho bạn nguồn thông tin cần thiết khi bạn:

-   Mua sản phẩm kỹ thuật/công nghệ như máy ảnh, điện thoại

-   Về danh tiếng của sản phẩm và các nhà cung cấp

3.   Cất giữ các giấy tờ. Giấy tờ đi kèm sản phẩm cho bạn những thông tin và hướng dẫn cần thiết về sản phẩm, đồng thời có thể đó là các bằng chứng để bạn tiến hành các thủ tục cần thiết khi có rắc rối xảy ra với sản phẩm. Giấy tờ đi kèm sản phẩm nên được cất giữ vào một file riêng biệt trong tủ tài liệu, giấy tờ của nhà bạn vì có thể bạn sẽ có nhiều loại giấy tờ cho các sản phẩm khác nhau như tivi, tủ lạnh, điều hòa, quạt… trong gia đình. Giấy tờ của sản phẩm mà bạn cần lưu giữ có thể là:

-   Hóa đơn thanh toán

-  Phiếu giao hàng

-   Bảo đảm hoặc thẻ bảo hành

-   Quan tâm đến khuyến cáo của nhà sản xuất

4.   Tìm hiểu quyền lợi của khách hàng và tiến hành các bước cần thiết. Dịch vụ hậu mãi luôn là những nội dung được quan tâm sau sản phẩm, vì đó chính là quyền lợi của khách hàng sau vấn đề giá cả sản phẩm. Thông tin về quyền lợi của khách hàng phần nào thể hiện uy tín của sản phẩm cũng như giúp giúp bạn bảo trì, bảo vệ đồ dùng tốt hơn, tiến hành sửa chữa, khắc phục các rắc rối một cách đơn giản hơn. Tìm hiểu quyền lợi của khách hàng giúp bạn:

-   Giải quyết rắc rối với sản phẩm (trước hết bằng cách tiếp cận người- bộ phận đã bán hàng cho bạn)

-   Làm bằng chứng báo cáo lên tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, chính quyền, cơ quan thực thi luật pháp… nếu rắc rối liên quan đến sản phẩm không được giải quyết như khuyến cáo trước khi mua hàng.

5.   Cố gắng kiểm soát các vấn đề cần thiết khi mua sản phẩm. Các tổ chức bảo vệ môi trường vẫn thường khuyến cáo người tiêu dùng: Mua những gì ta cần thay vì mua những gì ta thích. Điều này thực sự có ý nghĩa nếu bạn có nhãn quan rộng rãi và lâu dài về việc bảo vệ hành tinh chúng ta và cuộc sống của thế hệ mai sau. Khi bạn tiêu dùng có nghĩa sẽ có một lượng rác thải, đồ cũ, đồ dư thừa thải ra môi trường, các cơ quan chức năng sẽ phải làm việc nhiều hơn, các nhà hoạt động môi trường không là ngoại lệ. Hơn nữa, điều này khiến bạn luôn chủ động về tài chính, bảo toàn được ngân sách gia đình trong mọi trường hợp. Vì vậy, hãy trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách:

-   Mua những gì cần thiết

-   Tránh việc mua sản phẩm không có lý do chính đáng

-   Lập danh sách các vật phẩm cần mua và chỉ mua những thứ có trong danh sách

-   Tìm sản phẩm đang trong chương trình đặc biệt (giảm giá, khuyến mãi…)

6.   Đừng ngại mua sản phẩm địa phương (nội địa). Sản phẩm nội địa với chất lượng đáp ứng được nhu cầu của bạn sẽ giảm được một lượng ngân sách đáng kể thông qua việc giảm bớt được các nguồn thuế, các chi phí chuyên chở. Ngoài ra, mua sản phẩm địa phương có nghĩa bạn đang đóng góp một phần ngân sách cho nhà nước qua việc đóng thuế của doanh nghiệp sản xuất, tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, tăng ngân sách quốc gia… Mua sản phầm địa phương cho bạn các lợi ích thực tế:

-   Với số tiền tương tự số tiền mua sản phẩm nhập khẩu, bạn có thể mua sản phẩm địa phương có chất lượng và sự an toàn được đảm bảo

-   Địa điểm sản xuất, mua bán, bảo hành… gần khiến bạn có thể giải quyết mọi vấn đề sau bán hàng thuận lợi hơn

7.   Tập thói quen đọc thông tin trên nhãn sản phẩm. Ỷ vào thương hiệu, hay thói quen “đại khái” trong tiêu dùng khiến đôi khi bạn mua sản phẩm theo thói quen. Cũng là sản phẩm cũ nhưng với đổi mới về công nghệ nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, thông tin trên sản phẩm có thể sẽ phong phú hơn, giúp bạn điều chỉnh được mục đích tiêu dùng hoặc hạn chế dùng thêm các sản phẩm phụ trợ khác không cần thiết. Thói quen đọc thông tin có thể là:

-   Thông tin về thành phần sản xuất, thời hạn bảo hành, hạn dùng, chỉ dẫn sử dụng...

8.   Mua từ nguồn cung cấp tin cậy. Điều này giúp bạn có sản phẩm tốt, mất ít thời gian khi mua cũng như khi bảo hành, bảo trì… Đôi khi sản phẩm rẻ tiền nhưng đưa lại nhiều hệ lụy cho bạn nếu xảy ra các vấn đề mà người bán hàng, nhà sản xuất không thể đảm bảo được do hệ thống phân phối quá cồng kềnh. Do đó, bạn nên lưu ý:

-   Tránh những mặt hàng có hệ thống phân phối phức tạp, dài dòng.

-   Tránh mua của những người bán rong hoặc các công ty không có tên tuổi, các nhãn hàng chỉ hoạt động trên internet.

9.   Khai báo trực tiếp các vấn đề.

-   Khai báo sự hỏng hóc, phản ứng phụ do sản phẩm chất lượng kém đối với bên có thẩm quyền. Tìm đúng đối tượng để khai báo các rắc rối của sản phẩm để tránh mất thời gian và gây ra phiền nhiễu, bực dọc cho bản thân bạn. Sự đùn đẩy của các bên liên quan khiến bạn đôi khi mệt mỏi và chán nản trong giải quyết vấn đề liên quan đến sản phẩm.

 - Tiến hành khai báo về sản phẩm càng sớm càng tốt.

10.   Bảo vệ Trái đất cho thế hệ mai sau. Hoạt động tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của bạn, của gia đình và của thế hệ mai sau yêu thương của bạn. Do đó, bạn rất được khuyên dùng:

-   Các sản phẩm tái chế

-   Sản phẩm có bao bì, hộp đựng có thể sử dụng lại cho mục đích khác hoặc cho chính sản phẩm đó

-   Mua sản phẩm với vỏ bọc khiêm tốn về chất liệu, mỏng, nhẹ, dễ tiêu huỷ.

-   Tránh các bao bì bằng nhựa, cố gắng mang đồ đựng như hộp, túi… khi mua sắm.

Theo Đặng Hoà (VTC News/website của Liên hiệp các Tổ chức người tiêu dùng Quốc tế

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm