Kết nối

Những cô bé Natasha năm tuổi hay cậu nhóc Ivan 10 tuổi nào đó bỗng nhiên được cả thế giới biết về “khả năng” xài hàng hiệu với hình ảnh về đời sống xa hoa đăng không chỉ trên các báo thời trang Cosmopolitan, Marie Claire… mà cả trên những tờ chính trị chững chạc Time hoặc Newsweek... Bố mẹ chúng, khỏi nói, luôn có thẻ member của những câu lạc bộ hạng sang mọc như nấm khắp Moscow. Họ đi Paris và Venice như đi chợ. Mức độ ăn xài của họ rất khủng khiếp... Sự giàu có của họ được ngộ nhận là sự giàu có của nền kinh tế quốc gia. Thế rồi họ trở nên “mất tích”. Sự biến mất của họ đã giải thích được một phần lý do: Tài sản của họ là bất minh, có được từ quan hệ lợi ích nhóm hoặc từ tham nhũng… Tài sản đó sẽ biến mất một khi có thay đổi nào đó xảy ra, đặc biệt chính trị.

Câu chuyện giàu xổi của nước Nga giờ lặp lại y hệt với Trung Quốc. Lại những câu chuyện về lâu đài bằng vàng của trọc phú họ X hay Y nào đó. Lại thói hãnh tiến của một “cô Lâm” hoặc “bà Huệ”... Sự lặp lại đó một lần nữa được ngộ nhận là Trung Quốc nói chung đang rất giàu. Điều đó dĩ nhiên không đúng. Nó cũng không đúng với những câu chuyện về giới giàu xổi đang được nghe hằng ngày tại Việt Nam. Rồi (sẽ có) một ngày người ta bỗng nhiên không còn nghe bất kỳ câu chuyện nào liên quan đến họ...

Facebook MẠNH KIM

Qua các vụ vải, dưa hấu, bây giờ lại nghe về hành tím nữa... Phải chăng nên suy nghĩ về một phương thức nối thật nhanh khu vực trồng nuôi và khu vực tiêu thụ trong các tình huống khẩn cấp cần trợ giúp nông dân.

Ví dụ như lập chợ nông sản “Bầu Bí” tại ngoại ô Hà Nội hay TP.HCM, xe tải nặng có thể chở nông sản đang ứ đọng từ các vùng đến và mọi người sẽ đến mua khối lượng lớn rồi tỏa vào TP phân phối lẻ. Người dân luôn có tấm lòng, chỉ có điều cần người tổ chức. Các bạn nào thạo việc này lập doanh nghiệp xã hội để lo một cách chuyên nghiệp. TP ưu tiên địa điểm. Truyền thông góp sức. Khi đó nông dân sẽ không đơn độc và không bị ép giá do phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu tiểu ngạch. Mọi cái vẫn trên nền tảng thị trường nhưng có sự hỗ trợ của tình đồng bào. Mình gọi đó là “thị trường có sự điều tiết của con tim”.

Facebook TRẦN ĐĂNG TUẤN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm