Xử lý cổ động viên ‘quậy’

Không khó để nhận ra sân Thống Nhất, sân nhà của hai đội CLB TP.HCM và Sài Gòn, nếu hai đội này tiếp khách ngoài ba đội bóng kể trên thì khán đài rất yên ắng, buồn chán với chỗ nằm nhiều hơn chỗ ngồi…

CĐV được xem là có một vị trí quan trọng, gắn liền với việc phát triển bóng đá, nhưng nghịch lý là VFF và VPF lại đang đau đầu với việc chế tài cũng như xử lý với các CĐV quậy của Hải Phòng. Các CĐV này có lúc còn thách thức cả án phạt mà Ban Kỷ luật VFF đưa ra như diễn tiến vừa qua trên sân Cần Thơ.

Trên thế giới, việc xử lý các CĐV thường đánh trực tiếp vào CLB hoặc đội tuyển qua những chế tài gắt gao. LĐBĐ châu Âu từng ra thông báo tại vòng chung kết Euro 2016: Nếu CĐV Nga còn quậy phá làm ảnh hưởng đến giải thì đội tuyển Nga sẽ bị loại. Do đó có ý kiến cho rằng để chế tài các CĐV Hải Phòng quậy phá thì cứ nhắm vào đội bóng này mà trừ điểm hoặc kỷ luật.

Thế nhưng vừa qua chính lãnh đạo đội Hải Phòng nói CLB của mình chưa đăng ký Hội CĐV, có nghĩa các CĐV quậy phá trên là tự phát. Thực tế nói thế là thiếu trách nhiệm vì lãnh đạo đội Hải Phòng thừa biết ai cầm đầu nhóm CĐV đấy và họ hoạt động ra sao, tổ chức như thế nào.

Rõ ràng đây là kẽ hở để đội bóng này “vô can” với các CĐV của mình. Vì thế, hoàn toàn có thể đưa ra quy định buộc CLB Hải Phòng phải đăng ký hội CĐV để quản lý, xem đấy là điều kiện bắt buộc để tham gia giải. Khi đó, các cá nhân CĐV “mất trật tự” sẽ dễ dàng bị cô lập và ban tổ chức có thể sử dụng biện pháp để ngăn chặn.

Nếu VFF làm triệt để, chúng tôi tin chắc rằng họ sẽ làm được. Bởi chỉ với nhóm CĐV quậy của Hải Phòng mạo danh là người yêu bóng đá mà không ngăn được thì sẽ còn ảnh hưởng dài dài đến cái chung và sự phát triển của bóng đá Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm