Vai trò của giám đốc kỹ thuật

Ở cấp VFF và đội tuyển có lần chúng ta có ông GĐKT Rainer Willfeld do chính phủ Đức cử sang giúp đỡ nhưng đến Việt Nam ông này luôn làm trái nghề. Phần lớn là VFF khi ấy tận dụng bằng cấp của ông và giao dạy những lớp chuyên môn hoặc làm công tác tư liệu. Lần duy nhất liên quan đến đội tuyển lại là lần ông giúp HLV Calisto ở AFF Cup 2002 phân tích đối thủ qua băng hình hoặc tưới sân cho mềm để cầu thủ hạn chế chấn thương.

Cấp CLB thì nhiều HLV không đủ bằng cấp và thế là các đội lách luật bằng cách đăng ký chức danh GĐKT nhưng thực tế là hợp thức hóa chuyện ngồi ở khu kỹ thuật làm nhiệm vụ của HLV.

Duy nhất một GĐKT đúng nghĩa và đúng chất là ông Nguyễn Văn Vinh, người gắn bó với CLB HA Gia Lai trong những ngày đầu. Thế nhưng khi bóng đá HA Gia Lai có vị trí và có nhiều “thầy” thì vai trò GĐKT của ông Vinh nhiều lúc lại bị thừa.

Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Vinh trong những ngày đầu giúp bầu Đức xây dựng đội bóng HA Gia Lai. Ảnh: XUÂN HUY

Giọt nước tràn ly trong việc ông Vinh quyết định chia tay đội chính là vụ nhóm năm cầu thủ, HLV Thái Lan đang khoác áo HA Gia Lai vô kỷ luật làm ảnh hưởng đến cả tập thể trong cuối mùa giải 2010. Lần đó ông Vinh bàn với bầu Đức chấm dứt hợp đồng với năm công thần đấy để không ảnh hưởng xấu đến toàn đội nhưng ông nhận lại lời phản biện “phải sống chung với lũ”.

Ông Vinh xin nghỉ với câu nói để đời: “Trước khi sống chung với lũ phải có biện pháp đắp đê!”.

Sau thời ông Vinh, HA Gia Lai “dựng” lên nhiều GĐKT nhưng chẳng ai làm đúng với vai trò của mình.

Đến bây giờ, hầu như cả 14 đội chuyên nghiệp Việt Nam đều không sử dụng GĐKT. Còn với LĐBĐ Việt Nam thì sau nhiều năm thành công với cấp độ bóng đá trẻ, nay lại vừa chia tay với GĐKT Gede rất am hiểu về bóng đá Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm