Đá thật, đá giả

Khó bởi sự kỳ vọng của giới hâm mộ lẫn tâm lý vượt qua đối thủ lớn như U-23 Thái Lan sẽ tiếp thêm khí thế mạnh mẽ cho các học trò ông Miura ở chặng đường còn lại. Tuy nhiên, ông Miura lại muốn đi trọn vẹn đến trận cuối và thắng ở chung kết để nhận HCV. Ngược lại, nếu chẳng may U-23 Việt Nam bị thiệt quân và mất sức trước trận knock out sẽ làm ông Miura khốn khổ đi tìm cách san lấp những lỗ rò.

Trong khi đó, U-23 Thái Lan không dại vắt sức và thậm chí còn chấp nhận một trận thua vô thưởng vô phạt để tung đòn trong cuộc đấu quyết định. Vì thế việc HLV Kiatisak bỏ nhỏ trợ lý Promrut đòi thắng U-23 Việt Nam không chắc là mệnh lệnh. Bởi cái cách U-23 Thái Lan cần là bảo toàn lực lượng cho hai trận sau, hơn nữa khả năng U-23 Thái Lan đá thắng học trò Miura không dễ dàng gì.

Nó giống như hồi SEA Games 1999 tại Brunei, tuyển Thái Lan không cần thắng trận vòng bảng trước Việt Nam (hòa 0-0) để rồi trận chung kết bung sức thắng 2-0 và lên ngôi vô địch. Gần hơn ở SEA Games 2005, đội U-23 Thái Lan từng thua 1-2 trận giao hữu Agribank Cup trước giải một tháng rồi sau đó dễ dàng thắng 3-0 trong trận đấu cuối.

Thế nên cuộc đối đầu chiều nay không chỉ là đấu sức trên sân cỏ của các cầu thủ Việt Nam và Thái Lan mà còn là cuộc đấu trí giữa ông Miura với đồng nghiệp bên kia chiến tuyến cho chặng đường còn lại.

Cả hai đối thủ lớn có chung một suy nghĩ sẽ không cần quyết chiến quyết thắng và đều chờ đợi một cuộc tái ngộ ở chung kết mới biết đá biết vàng.

GIA HUY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm