Chủ tịch FIFA G.Infantino đến Việt Nam làm gì?

Theo lịch thì ngày mai (8-2), người đứng đầu LĐBĐ thế giới (FIFA) - Chủ tịch Gianni Infantino sang thăm Việt Nam trong chương trình gói gọn một ngày.

Theo như trang web của LĐBĐ Việt Nam (VFF) thì đây là hoạt động thường niên của người đứng đầu FIFA nhằm tìm hiểu về các hoạt động của liên đoàn thành viên. Trên cơ sở đó, FIFA sẽ xây dựng các dự án phát triển, các chương trình mục tiêu nhằm hỗ trợ cho các liên đoàn thành viên…

Người đứng đầu FIFA - Gianni Infantino.

Đó là thông tin từ bài viết của trang web VFF có tựa đề “Ngày 8/2, Chủ tịch FIFA sang thăm và làm việc tại Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo báo chí quốc tế thì trong tháng 2 này, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng xem xét vai trò thành viên IOC của FIFA, cụ thể là người đứng đầu FIFA Gianni Infantino.

Về mặt cơ cấu tổ chức thì tất cả liên đoàn các môn thể thao trên thế giới đều là thành viên của đại gia đình lớn nhất là IOC, trong đó có FIFA, Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF), liên đoàn bóng rổ, bóng chày, quần vợt... Tuy nhiên, có hai liên đoàn là FIFA và IAAF đang bị IOC bỏ rơi.

Và người đứng đầu IAAF - Sebastian Coe đã bị IOC bỏ rơi từ lâu?

Người đứng đầu FIFA là Gianni Infantino, người đứng đầu Liên đoàn Điền kinh Quốc tế là ông Sebastian Coe đang bị IOC ghẻ lạnh. Trong tháng 2 này, IOC sẽ tiến hành xem xét vai trò thành viên của hai tổ chức này.

Thực chất FIFA và IAAF là hai liên đoàn giàu có nhất của các liên đoàn thành viên trong gia đình IOC, và họ cũng là những liên đoàn nổi trội nhất trong các hoạt động thể thao chuyên nghiệp nên mọi thứ trông có vẻ như nó tách biệt hoàn toàn với gia đình IOC. Nhưng không phải, hai tổ chức này về mặt cơ cấu vẫn phải là thành viên trực thuộc gia đình IOC.

Thực chất, trong nhiều năm qua, vai trò thành viên của IOC đối với người đứng đầu FIFA và IAAF dường như chẳng rõ ràng nhưng FIFA và IAAF lại là hai liên đoàn của các môn thể thao đình đám nhất, làm ra tiền nhiều nhất nhưng vai trò thành viên IOC của họ rất nhạt nhòa. Gần đây nổ ra vụ doping trong thể thao của Nga, sự trừng phạt của IOC với thể thao Nga và vai trò bóng đá của người đứng đầu FIFA có nhiều vấn đề chạm vào sự phức tạp.

FIFA là thành viên của IOC, IOC trừng phạt thể thao Nga qua đại án doping, cấm đoàn Nga tham dự các giải thể thao lớn, Olympic Mùa đông PyeongChang nhưng FIFA lại tuyên bố việc trừng phạt thể thao Nga không ảnh hưởng gì đến việc Nga tổ chức World Cup 2018.

Nhìn vào cơ cấu của đại gia đình IOC, trong đó FIFA là một liên đoàn thành viên, thì rõ ràng có sự chồng chéo và bất tuân, thậm chí là vượt quyền với nhau. Ở đây được hiểu như IOC là cha mẹ, cha mẹ lệnh trừng phạt thể thao Nga thì một thành viên trong gia đình ấy là FIFA đứng lên tuyên bố trong lĩnh vực riêng của mình là bóng đá, cụ thể là Nga vẫn tổ chức World Cup 2018. Rõ ràng là có sự bất ổn, bất cập.

Cách hành xử của FIFA cũng không sai. Chẳng hạn như đại án tiêu cực của các quan chức điều hành FIFA thời Sepp Blatter. Dù FIFA biết được Nga và Qatar có mua phiếu bầu, quà cáp lớn để được đăng cai World Cup 2018 và 2022 nhưng FIFA không thể tước quyền đăng cai của Nga và Qatar, bởi những quốc gia này đã bỏ ra nhiều chục tỉ USD để xây dựng cơ sở phục vụ vòng chung kết World Cup rồi.

Đó là thực trạng của FIFA hiện nay. Tháng 2 này, IOC sẽ xem xét lại vai trò thành viên của FIFA và IAAF. FIFA hiện nay có người đứng đầu là Gianni Infantino, còn chủ tịch IAAF là cựu vô địch Olympic Sebastian Coe, người Anh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm