Thái Lan đi tìm nguyên nhân tiêu cực bóng đá

Ở cuộc trưng cầu thứ nhất do Viện Thống kê thuộc ĐH Quốc gia Bangkok, đơn vị chuyên làm những cuộc thống kê xã hội có uy tín cao, thực hiện. Câu hỏi là: “Theo bạn, trừng phạt thế nào với những người tham gia dàn xếp tỉ số Thai-League vừa qua?”. Câu trả lời chiếm đa số (73,5%) là trừng phạt nặng đủ để cầu thủ không còn nghĩ đến tiêu cực nữa. Riêng treo giò vĩnh viễn thì không có ý kiến nào. Còn truy tố hình sự như những tội khác thì có 5%.

Hôm qua (1-12), Thái Lan tiếp tục công bố kết quả cuộc khảo sát thứ hai do ĐH Tổng hợp Mae Fah Luong tiến hành. Đây cũng là một đại học nổi tiếng về các cuộc thống kê, trưng cầu ý kiến các vấn đề xã hội và khoa học. Thống kê này nhằm vào đối tượng bóng đá, cầu thủ, quan chức, trọng tài… với câu hỏi “Vì sao các đối tượng như quan chức, trọng tài, cầu thủ tiêu cực, tham gia dàn xếp tỉ số?”.

Kết quả thật bất ngờ rằng khi đa phần cho rằng thu nhập chênh lệch quá lớn giữa cầu thủ các đội chơi cùng thứ hạng với nhau, giữa quan chức bóng đá, trọng tài là nguyên nhân dẫn họ vào con đường dàn xếp tỉ số.

Con số được đưa ra là thu nhập bình quân một cầu thủ của CLB giàu có Muangthong 400.000 baht (tương đương 120.000 USD)/tháng… thì chẳng cầu thủ nào tiêu cực. Trong khi đó những CLB nghèo khác cũng chơi cùng Thai-League nhưng thu nhập mỗi cầu thủ chỉ 30.000 baht/tháng (tương đương 800 USD, chưa bằng 1/10 cầu thủ của Muangthong) thì tiêu cực. Tương tự thế là lực lượng trọng tài, mỗi tháng tổng thu nhập cũng chỉ 30.000 baht là nguyên nhân các vua sân cỏ “nhúng chàm”.

Ông Nuttakorn Witidanond, người đứng đầu cuộc khảo sát này của ĐH Tổng hợp Mae Fah Luong, còn cho biết việc nhiều CLB nghèo trả lương thấp cho cầu thủ khiến họ dễ câu kết với một nhóm “cổ động viên đen” , lực lượng này chuyên đánh độ. Từ việc đánh nhỏ ngay trên khán đài đến cả việc đánh qua mạng bằng thẻ thanh toán quốc tế. Rồi cầu thủ “tham gia cuộc chơi” và “góp sức” được tặng tiền. Lúc đầu thì ít, sau đó nhiều và nhiều dần…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm