Một kênh, một cửa mua vé xem đội tuyển Việt Nam

Việc nâng cấp không phải xếp hàng cả đêm và thay vào đó là bán qua mạng như nhiều quốc gia là một bước tiến đáng mừng. Tuy nhiên, từ phản ảnh của người hâm mộ, các “thượng đế”, chúng tôi xin thống kê và chuyển góp ý đến VFF và những nhà tổ chức như sau:

- Thời đại 4.0, những tiện ích nhờ sản phẩm văn minh như các app cài đặt trên điện thoại thông minh thì cần có sự đa dạng trong hình thức bán vé để mọi tầng lớp người dân có thể dễ dàng tiếp cận mua vé thay vì duy nhất một ứng dụng của Vin-App qua VinID mới tương tác mua vé được.

- Nền bóng đá đi trước qua các ứng dụng bán vé, đăng ký hành nghề… tốt như Thái Lan, mới đây các phóng viên Việt Nam để có thẻ hành nghề vào sân trên đất nước của họ chỉ mất vài phút qua đăng ký online là đã thành công và được giải đáp, hướng dẫn thật tận tình cho đến khi nhận thẻ. Thế nhưng khi phân phối vé, họ cũng mở bán dưới nhiều hình thức như bán vé trực tiếp tại các quầy, bán qua mạng thanh toán thẻ tín dụng… và các app cài đặt trên điện thoại thông minh… Bóng đá Việt Nam thiết nghĩ cũng nên có nhiều kênh phổ biến và thông dụng như họ để các “thượng đế” có nhiều chọn lựa tùy theo điều kiện của mình thay vì “độc quyền” một kênh, một ứng dụng.

- Nhiều khán giả chia sẻ rằng bỗng dưng VFF bất ngờ thay đổi cách bán vé và chỉ một ứng dụng của Vin-App (VinID) khiến nhiều người gặp khó và thậm chí là không thể mua vé.

Chuyện cái vé không nên độc quyền nhưng giờ thì chỉ có ứng dụng ấy, app ấy mới có quyền rõ ràng thấy kỳ kỳ.

Tất nhiên, khi đã làm như thế thì cũng đã có hàng trăm cách giải thích khi dư luận thắc mắc. Nhưng độc quyền từ sản phẩm của một doanh nghiệp mà lẽ ra nó cần nhiều hình thức để tiện lợi cho số đông quần chúng thì không nên và rất dễ bị hiểu lệch lạc.

Trong khu vực Đông Nam Á, những quốc gia nổi tiếng ứng dụng tiện lợi từ hình thức bán vé như Thái Lan, Singapore, Malaysia… nhưng họ cũng đa dạng hóa các hình thức bán vé để mọi tầng lớp người hâm mộ dễ dàng mua vé.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm