Nhập tịch phá sản, bóng đá Trung Quốc không thắng nổi Myanmar

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tờ Sohu của Trung Quốc vừa có bài viết bi quan về tình hình nền bóng đá Trung Quốc khi kế hoạch nhập tịch cầu thủ phá sản.

Bài viết mở đầu bằng việc phân tích trận Trung Quốc thua Nhật Bản 0-1 vừa qua. Trong trận chiến Trung-Nhật ở vòng loại World Cup 2022, HLV Li Tie đã đưa ra đội hình 5-3-2 thiên về phòng ngự nhưng hàng phòng ngự kiên cố đó đã để thủng lưới ngay trong hiệp 1.

HLV Li Tie vẫn chưa tìm thấy lối ra cho bóng đá Trung Quốc. ẢNH: SOHU

Mặc dù hai cầu thủ nhập tịch Luo Guofu và Alan vào sân trong hiệp hai, tuyển Trung Quốc chỉ cải thiện được một chút để rồi cuối cùng vẫn thua Nhật với tỉ số 0-1. Đánh giá về kết quả sau 2 trận đầu tiên (trận đầu thua Úc 0-3), tuyển Trung Quốc gần như không còn hi vọng giành vé dự VCK World Cup 2022.

Chuyên gia bóng đá Trung Quốc Ma Renli thẳng thừng tuyên bố “Phong trào tây hóa” của bóng đá Trung Quốc đã phá sản hoàn toàn. Thực tế trong hơn 10 năm trở lại đây, bóng đá Trung Quốc bỏ công đào tạo trẻ nhưng họ lại rơi vào tình trạng khó xử thiếu nhân tài.

Bài viết trên Sohu tiếp tục, “Tuy nhiên, LĐBĐ Trung Quốc lại không muốn khắc phục tình thế mà lại tạo ra một con đường mới bằng cách nhập tịch vài cầu thủ nước ngoài để giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận này giống như “hạm đội phương Bắc” thời nhà Thanh, hầu như chỉ có thể dùng để đối phó với kẻ yếu, nhưng khi gặp phải cao thủ thật sự, chúng ta sẽ bị đánh bại không thương tiếc.

Li Tie sử dụng các cầu thủ nhập tịch có chừng mực. ẢNH: SOHU

Thật ra, nhận định của chuyên gia Ma Renli là có lý. Cách đây 2 năm, khi Trung Quốc để thua Syria, HLV Lippi đã nhìn thấu tâm lý của đội tuyển quốc gia, chúng ta vẫn đang tưởng tượng ra khung cảnh tuyệt đẹp về việc nhập tịch cầu thủ. Nếu có thể cất cánh nhờ cầu thủ nhập tịch, đội tuyển Qatar đã không đợi đến khi làm chủ nhà để có thể lần đầu tiên tham dự VCK World Cup.

Hơn nữa, bây giờ các cầu thủ nhập tịch của Trung Quốc nhìn chung đã lớn tuổi và mất đi động lực cũng như dũng khí trước đây. Về cơ bản, sau vòng loại lần này, họ sẽ rút khỏi đội tuyển Trung Quốc. Chúng ta sẽ tiếp tục đối mặt với tình cảnh “không còn một ai".

Nếu bóng đá Trung Quốc vẫn muốn tạo ra cơ hội mà không đối mặt với vấn đề của riêng mình hay thực hiện những sự thay đổi chấn động địa cầu, e rằng trong vài năm nữa, chúng ta thậm chí không thể thắng được những đối thủ như Ấn Độ, Myanmar hay Turkmenistan”.

Li Tie là cựu danh thủ Trung Quốc nổi tiếng. ẢNH: SOHU

Tờ Sohu chỉ ra nguyên nhân sâu xa cho những thất bại liên tiếp của bóng đá Trung Quốc: “Công bằng mà nói, bóng đá là sự nghiệp của toàn xã hội, bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất thế giới, không thể một mình LĐBĐ Trung Quốc làm được.

Nhưng hệ thống quản lý bóng đá Trung Quốc hiện nay đấu đá lẫn nhau, khó phối hợp với nhau là nguyên nhân sâu xa khiến bóng đá nước ta trỗi dậy chậm chạp. Vấn đề này không thể được giải quyết trong một sớm một chiều.

Nhưng miễn là ngay từ lúc này, LĐBĐ chúng ta phải quyết tâm với lập trường, xây dựng hệ thống đào tạo trẻ bài bản ngay từ đầu, tiếp tục tối ưu hóa hệ thống thi đấu các giải chuyên nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ các cầu thủ trẻ, HLV trẻ ra nước ngoài “du học”, bóng đá Trung Quốc sẽ tiến bộ vượt bậc và không còn khẩu hiệu suông bứt phá khỏi châu Á, vươn ra thế giới nữa”.

Bóng đá Trung Quốc lập 4 kỷ lục đáng xấu hổ
Bóng đá Trung Quốc lập 4 kỷ lục đáng xấu hổ
(PLO)- Tờ Sohu (Trung Quốc) khẳng định đội tuyển bóng đá của nước này vừa lập 4 kỷ lục đáng xấu hổ với 23 năm không thắng Nhật Bản, thua hai trận liên tiếp ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 và xếp cuối bảng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm