Cố tình hiểu sai luật

Chẳng hạn, HLV Nguyễn Đức Thắng của Hà Nội cho rằng trọng tài Nguyễn Ngọc Châu phạt thủ môn Đức An lỗi ôm bóng sáu giây là… tưởng tượng. Nó dẫn đến sự phản ứng bùng phát của đội khách trên sân Cao Lãnh ở những phút bù giờ năm phút vì nghi trọng tài Châu cho đến tám phút. Thậm chí, ông Thắng còn nhiều lần chạy ra chỗ của trọng tài thứ 4 khiếu nại về một số tình huống diễn ra trên sân là sai luật.

Trong khi đó, băng ghi hình ở sân Pleiku cho thấy quyết định thổi phạt của trọng tài Phùng Đình Dũng với hai tình huống cuối trận dẫn đến bàn thua của HA Gia Lai là đúng và trong thẩm quyền cho phép.

Vậy thì tại sao các lãnh đội thường cố tình hiểu sai luật nhằm đổ cái thua do trọng tài hoặc đội thắng vẫn chỉ trích trọng tài?

Đấy là “căn bệnh” chưa có thuốc chữa ở làng bóng Việt Nam để che giấu đi sự yếu kém của CLB và gây áp lực cho các trọng tài bỏ qua hoặc nhẹ tay cho những sai phạm sau đó.

V-League mới chỉ qua hai vòng đấu, hình ảnh “Vua sân cỏ” bị méo mó đi trong mắt các đội bóng chỉ vì người trong cuộc cố tình không hiểu luật và lách luật.

Vấn đề là mùa bóng nào, các nhà tổ chức giải cũng đi phổ biến luật và khuyến cáo các CLB không vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp nhưng vẫn không thể ngăn ngừa các hành vi, lời nói phản cảm lẫn thiếu tôn trọng giới trọng tài.

Cho nên các biện pháp chế tài nghiêm khắc không chỉ dành cho giới cầm cân nảy mực trên sân cỏ mà còn phải đủ mạnh để răn đe và bài trừ những hành vi cố tình không hiểu luật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm