Giải mã hiện tượng ‘cô gái châu Á’ chiến thắng mọi đối thủ

Trước đây, quần vợt châu Á chỉ ghi danh tay vợt nữ Li Na của Trung Quốc từng hai lần lên ngôi Roland Garros (2011) và Úc mở rộng (2014) rồi sau đó thì im tiếng và mất hút. Trước đây Thái Lan có Panadorn Srichaphan nhưng tay vợt này chỉ đủ chuẩn tham dự Grand Slam chứ không có danh hiệu nào tại giải đấu danh giá này. Gần đây có Kei Nishikori của Nhật nhưng tay vợt này cũng chưa bao giờ có danh hiệu.

Naomi Osaka, cô gái mang hai dòng máu Mỹ, Nhật đã đăng quang bốn Grand Slam. Ảnh: GETTY IMAGES

Ngày nay không hiếm gia đình khá giả của Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, thậm chí Đông Nam Á cũng có những gia đình ở Thái Lan, Indonesia đã gửi con sang Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp vào các trung tâm quần vợt danh tiếng để khổ luyện mong thành tài nhưng để lọt vào danh sách dự Grand Slam thì rất hiếm.
Thế nên khi cái tên Naomi Osaka với “nửa Nhật, nửa Mỹ” được xướng tên thì làng quần vợt thế giới đã giải mã ngay nơi cô gái 23 tuổi mang trong người hai dòng máu. Cha của Naomi Osaka là ông Leonard Francois, người Haiti (lãnh thổ thuộc Mỹ) và mẹ Osaka Takami là một phụ nữ Nhật. Cô bé Naomi Osaka sinh ra tại Osaka, khi lên ba gia đình cô sang New York, Mỹ định cư và cô được học quần vợt từ tấm bé.
Osaka vì thế có gương mặt ưa nhìn của châu Á nhưng làn da đen sạm và có một sức mạnh, sức bền cùng nguồn năng lượng cực lớn. Đó là yếu tố quan trọng để một vận động viên quần vợt có một phần châu Á mới sang tuổi 23 đã sở hữu bốn danh hiệu Grand Slam.
Đó là bước đột phá mang tính lịch sử của quần vợt châu Á nhưng cái nhân để một tay vợt lên đỉnh cao thế giới lại hoàn toàn khác với những vận động viên châu Á trước đây. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm