'Vua cá' Hùng Vương lại bán công ty

Trước đó, Hùng Vương đã mua lại số cổ phần FBT từ Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào năm 2011. Trước đó, giai đoạn 2008-1010 FBT đã lỗ liên tục ba năm. Sau khi về tay Hùng Vương, FBT tìm thấy khoản lãi ròng 6 tỉ đồng đầu tiên sau ba năm thua lỗ nhưng sau đó lại tiếp tục lỗ.

Hùng Vương có ý định sau khi mua lại FBT tiếp tục nâng tỉ lệ sở hữu lên 51% để sở hữu vùng nuôi trên 1.000 ha của công ty này với mục đích nuôi tôm. Nhưng mục tiêu này không thành.

FBT là công ty nối dài những tài sản có giá trị mà Hùng Vương từng sở hữu giờ phải bán để cơ cấu lại nợ. Trước đó, Hùng Vương đã bán Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) cho Tập đoàn PAN và Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) cho Tập đoàn Vingroup.

Riêng thương vụ bán 47% vốn Việt Thắng cho Vingroup, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Vương, nói bán Việt Thắng giống như là hợp tác vì quan điểm của Vingroup là muốn hỗ trợ cho Hùng Vương. Nếu sau năm năm Việt Thắng làm ăn tốt thì Vingroup sẵn sàng chuyển lại quyền sở hữu công ty này cho Hùng Vương.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2018 tổ chức ngày 20-4, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Vương, cho biết ông cảm thấy xấu hổ khi không hoàn thành các cam kết với cổ đông và từng nghĩ đến chuyện trong trường hợp xấu nhất sẽ bán toàn bộ tài sản để tất toán hết nợ nần và để có nguồn tiền trả lại cho cổ đông.

“Cái xấu hổ này nói thực với cổ đông tôi vô cùng mệt mỏi, chiến lược nó không như kỳ vọng. Ban lãnh đạo đã rất mất ăn mất ngủ với tình trạng hiện nay của HVG” - ông Minh chia sẻ.

Tuy vậy khi cổ đông tên Tùng, người đã bỏ thời gian, tiền bạc bay từ Hà Nội vào TP.HCM, vẫn giữ cổ phiếu Hùng Vương, chất vấn ban lãnh đạo công ty: “Liệu công ty có vượt qua được khó khăn hay không?”. Chủ tịch HĐQT HVG Dương Ngọc Minh nói: “Khó khăn đã qua rồi vì kinh doanh đã xuống tận đáy, tận cùng của gian truân”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đề xuất cơ chế tránh độc quyền vàng miếng

Đề xuất cơ chế tránh độc quyền vàng miếng

(PLO)- NHNN Chi nhánh TP.HCM kiến nghị xem xét đề xuất cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả tránh độc quyền vàng miếng, tạo lợi ích nhóm cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.