Vietcombank Lào: Thuận lợi, thách thức, triển vọng phát triển

Nhân dịp Vietcombank chuẩn bị khai trương Ngân hàng con 100% vốn tại Lào, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Phạm Mạnh Thắng – Phó TGĐ Vietcombank kiêm Chủ tịch Ngân hàng TNHH MTV Ngoại thương Việt Nam tại Lào (Vietcombank Lào).

Phóng viên: Thưa ông, vì sao Vietcombank lại chọn thị trường Lào thành lập ngân hàng 100% vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh?

+ Để có thể hiểu được lý do Vietcombank lựa chọn thị trường Lào, cần nhìn nhận qua nhiều góc độ khác nhau.

Nhìn trên góc độ ngoại giao, quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Về mặt địa lý, Lào là cửa ngõ quan trọng để thâm nhập vào thị trường của hơn 150 triệu dân tiểu vùng Mekong.

Trên góc độ kinh tế, Lào là quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, nguồn lao động dồi dào, nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính để phát triển kinh tế tại đây rất lớn.

Nhìn trên góc độ tài chính ngân hàng, thị trường tài chính Lào hiện đang ở giai đoạn đầu của bước phát triển mới, Lào có thị trường vốn đã bắt đầu định hình và thị trường chứng khoán vừa chính thức hoạt động. Đây sẽ là một cơ hội mới để Vietcombank cung cấp các gói dịch vụ tài chính hoàn hảo cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào cũng như các doanh nghiệp tại Lào.

Có thể nói xét về các phương diện, Lào là một đất nước phù hợp để chúng tôi lựa chọn mở rộng hoạt động kinh doanh phù hợp với chiến lược và tầm nhìn đến năm 2020 của Vietcombank.

.  Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và thách thức ca Vietcombank khi m Ngân hàng 100% vốn ti Lào?

+ Đối với thị trường Lào, Vietcombank chậm hơn so với một số ngân hàng Việt Nam  như BIDV, Vietinbank, Sacombank, Vietbank, MBBank. Sự cạnh tranh trong chính nội bộ các ngân hàng của Việt Nam tại đây là khá lớn trong tương lai.

Thách thức lớn nhất của Vietcombank trong quá trình triển khai là vấn đề thời gian khi một mặt chúng tôi phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới bán hàng, hệ thống công nghệ thông tin, mặt khác phải đẩy nhanh quá trình này để có thể cung cấp dịch vụ đến khách hàng tại Lào nhanh nhất vì thực tế Vietcombank đang chậm chân so với các ngân hàng của Việt Nam chứ chưa nói đến các ngân hàng nội địa của nước bạn.

Một thách thức khác cũng khá quan trọng đó chính là hệ thống luật pháp của Lào còn đang trong quá trình hoàn thiện; nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp và tài nguyên cùng các khoản đầu tư tài trợ từ nước ngoài. Về hệ thống tín dụng, các ngân hàng thương mại quốc doanh Lào đóng vai trò quan trọng và chiếm thị phần lớn trong hệ thống. Các hoạt động trên thị trường 1, thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) chỉ ở mức sơ khai với chỉ vài ngân hàng tham gia giao dịch nhỏ lẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng còn ở mức chưa cao, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHTW chủ trì mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm.

Tuy nhiên, Vietcombank cũng có những thuận lợi nhất định. Thị trường tài chính ngân hàng còn sơ khởi của Lào tuy là một thách thức nhưng đây có thể coi là một cơ hội do hiện tại Vietcombank đã có những kinh nghiệm, những bài học trong 55 năm hình thành và phát triển.

Với việc thành lập Ngân hàng con 100% vốn tại Lào, Vietcombank có thể tận dụng mạng lưới khách hàng hiện có của Vietcombank: khoảng 40 doanh nghiệp với 46 dự án đầu tư sang Lào (tổng quy mô vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD) đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank.

.Với những thuận lợi và thách thức như trên, ông có thể cho biết những kế hoạch và định hướng của Ban lãnh đạo Vietcombank để phát triển Vietcombank Lào trong tương lai?

+ Để tạo sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, trong các năm đầu, Vietcombank Lào sẽ tập trung vào các khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào (hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp), đặc biệt là tiếp cận các dự án đã được cấp phép và đang trong giai đoạn xin cấp phép cùng với doanh nghiệp hiện là khách hàng Vietcombank tại Việt Nam. Tiếp đến là mở rộng một phần ra các doanh nghiệp, cá nhân tại Lào để chiếm thị phần.

Bên cạnh đó, Vietcombank Lào sẽ xây dựng chính sách huy động nguồn vốn với lãi suất huy động cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường và nhu cầu của các khách hàng. Đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào khu vực các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư FDI tại Lào như viễn thông, bảo hiểm, năng lượng, hóa chất, xăng dầu, phân phối hàng tiêu dùng

Tận dụng tối đa sự hỗ trợ nguồn lực và mối quan hệ của Vietcombank tại Việt Nam, Ban lãnh đạo mong muốn Vietcombank Lào sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và khẳng định vị thế dẫn đầu tại các thị trường Vietcombank hiện diện.

+ Xin cảm ơn ông và chúc Vietcombank Lào sẽ hoàn thành vượt mức các mục tiêu chiến lược do Vietcombank đề ra trong giai đoạn tới!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm