Thông tin rò rỉ của ông lớn ngân hàng Đức tiết lộ gì?

Trong báo cáo, Ngân hàng Đức thừa nhận có nguy cơ cao rằng các nhà quản lý Mỹ-Anh sẽ “kỷ luật nặng” đối với mình, và thừa nhận vụ tai tiếng này làm mất uy tín “thương hiệu toàn cầu”, “khiến khách hàng mệt mỏi, bị mất sự tín nhiệm của các nhà đầu tư, và bị giảm giá trị thị trường.

Ngân hàng Đức bị nghi dính líu đường dây rửa tiền “Tiệm Giặt Toàn cầu”, với các tội phạm Nga có quan hệ với Điện Kremlin, Cơ quan tình báo Liên Xô cũ  (KGB) và Cục An ninh liên bang Nga (hậu thân của KGB) sử dụng đường dây rửa tiền từ năm 2010 đến năm 2014, chuyển tiền từ Nga qua hệ thống tài chính phương Tây.

Các thám tử điều tra cho rằng số tiền được rửa có thể lên tới 80 tỉ USD.

Phương thức hoạt động của đường dây này gồm các công ty vỏ bọc thường đặt trụ sở ở Anh cho nhau “vay” tiền, tiếp đó tuyên bố vỡ nợ đối với khoản nợ khống lớn này.

Rồi các thẩm phán tiêu cực ở Moldova xác thực khoản nợ này, với hàng tỉ USD được chuyển qua Moldova và các nước vùng biển Baltic (Latvia, Litva, Estonia) thông qua một ngân hàng ở Latvia.  

Ngân hàng Đức được sử dụng để rửa tiền thông qua mạng lưới ngân hàng tương ứng, cho phép các khoản thanh toán bất hợp pháp của Nga được chuyển sang Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU) và châu Á.

Ngân hàng này hoàn toàn không biết đường dây này, cho đến khi báo Guardian (Anh)  và Dự án Báo cáo Tham nhũng và Tổ chức tội phạm (OCCRP) tung hê vụ việc hồi tháng 3-2017, theo báo cáo nội bộ của Deutsche Bank.

Ngân hàng Đức chỉ biết vụ việc, khi nhận thư điện tử của Guardian và báo Suddeutsche Zeitung (Đức) đề nghị bình luận.

Báo cáo viết: “Chỉ từ tin tình báo nhận được, nay có thể xảy ra chuyện khởi động điều tra cấp toàn cầu”.

Sau đó, Ngân hàng Đức đề nghị hai nhà điều tra tội phạm tài chính nội bộ-Philippe Vollot và  Heinrich Volcker- tìm hiểu những sai phạm. Báo cáo 9 trang đóng dấu “tuyệt mật” của họ được chia sẻ với ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng giám sát của Ngân hàng Đức hồi năm 2018.

Hai nhà điều tra nội bộ xác định rất nhiều “thực thể có rủi ro cao”, gồm 1.244 thực thể ở Mỹ, 329 thực thể ở Anh và 950 thực thể ở Đức. Các thực thể này chịu trách nhiệm cho gần 700.000 giao dịch, liên quan ít nhất 62 triệu bảng Anh ở Anh, 47 triệu USD  ở Mỹ và 55 triệu euro ở Đức.

Như phần cuộc điều tra nội bộ, Ngân hàng Đức gởi 149 “báo cáo hoạt động đáng ngờ đến Cơ quan Điều tra Tội phạm quốc gia Anh. Các phát hiện nguy cơ chuyển khoản “rửa tiền” này cũng được báo động với các cơ quan Mỹ và các nước khác, với thông tin do 30 khách hàng (gồm các công ty) của Ngân hàng Đức cung cấp.

Báo cáo nêu vài cá nhân “có thể bị lợi dụng” mà không biết.

Báo cáo nêu Ngân hàng Đức đã quyết “trong sạch đội ngũ”, chấm dứt làm ăn với hai ngân hàng giữ vai trò trung tâm trong vụ tai tiếm “Tiệm Giặt Toàn cầu” là Modindconbank (của Moldovia) và Trasta Komercbanka (của Latvia). Các nhà quản lý Latvia đã đóng cửa Trasta năm 2016  vì vi phạm nhiều vụ rửa tiền.

Ngân hàng Đức cũng nói đã “giảm dấu ấn” ở khu vực từng thuộc Liên Xô, và không còn giữ quan hệ với bất kỳ ngân hàng nào ở Moldova, Latvia, Estonia và Cyprus, vốn là những điểm đến của dòng tiền Nga trái phép.

Ngân hàng Đức cũng nói đã giảm hoạt động ở Ukraine và Nga, nơi họ đã hoạt động từ hơn 100 năm.

Ngân hàng Đức cũng nói đã “giảm dấu ấn” ở khu vực từng thuộc Liên Xô.

Tai tiếng này như thêm một cú tát nữa vào uy tín của Ngân hàng Đức. Trụ sở ngân hàng ở thành phố Frankfurt bị cảnh sát khám xét hồi tháng 11-2018, sau khi viện công tố nói hai nhân viên ngân hàng giúp khách hàng rửa tiền, thông qua các công ty vỏ bọc ở nước ngoài.

Ngoài ra, giá cổ phiếu của Ngân hàng Đức bị giảm mạnh, và đang có đàm phán để sáp nhập với Ngân hàng Thương mại Đức (Commerzbank).

Ngân hàng Đức cũng vừa bị hai ủy ban tình báo và tài chính thuộc Hạ viện Mỹ gởi trát đòi cung cấp tài liệu, trong cuộc điều tra vấn đề tài chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngân hàng Đức là nhà cho vay lâu năm của ông Trump trong 20 năm qua, người có thành tích dài về vỡ nợ và phá sản. Ngân hàng Đức là tổ chức ngân hàng duy nhất sẵn sàng làm ăn với ông, đã cho ông vay hơn 2 tỉ USD.

Và khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, ông có khoản vay hơn 300 triệu USD từ Ngân hàng Đức, khiến họ là chủ nợ lớn nhất của ông.  

Vài năm gần đây, Ngân hàng Đức có nhiều vụ việc với các nhà quản lý quốc tế, từ năm 2011 đến năm 2018 đã phải nộp số tiền phạt 14, 5 tỉ USD, chủ yếu vì dính líu đường dây rửa tiền Nga.

Ngân hàng này cũng bị điều tra về vai trò trong vụ tai tiếng tài chính lớn nhất châu Âu, liên quan Danske Bank (Đan Mạch) đã “rửa” số tiền Nga trị giá 200 tỉ euro thông qua các chi nhánh Danske ở Estonia.  

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm