Nhà đầu tư hết hứng thú với vàng?

Thị trường vàng thế giới tiếp tục đi ngang trong gần một tuần qua, giao dịch quanh ngưỡng 1.900 USD/ounce, các mức tăng giảm giữa các phiên dao động trong ngưỡng 3-7 USD/ounce. 

Vào lúc 10 sáng 3-6, giá vàng thế giới giao ngay phổ biến ở mức 1.906 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với phiên hôm qua. Qui đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới tương đương khoảng 53,1 triệu đồng/lượng.

Vừa đặt mua vào phiên đầu tiên của tháng 6 thì đến phiên giao dịch tiếp theo Quỹ đầu tư tín thác vàng (SPDR Gold Trust) lớn nhất thế giới cấp tốc bán tháo với số lượng cao hơn nhiều so với phiên trước đó. 

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 1-6, Quỹ này đặt mua 2,62 tấn, nhưng sang đến ngày 2-6 lại bán tháo 4,08 tấn, làm giảm khối lượng vàng dự trữ của quỹ này xuống mức 1.041,75 tấn, mức thấp nhất trong 2 tuần trở lại đây.

Dữ liệu kinh tế của Mỹ cho thấy nền kinh tế đã “ấm hơn” với số lượng đơn đặt hàng sản xuất tháng 5-2021 tăng mạnh. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đồng loạt tăng điểm, càng hỗ trợ cho niềm tin của các nhà đầu tư về triển vọng phục hồi kinh tế thế sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Cụ thể, PMI (là chỉ số đo lường sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ) ước tính chạm ngưỡng cao kỷ lục trong tháng 5 này ở mức 68,1 điểm - tăng đáng kể so với con số 63,5 điểm trong tháng 4 và vượt trên kỳ vọng của đa số các nhà dự báo. 

Trong đó, PMI dịch vụ chứng kiến đà phục hồi ấn tượng, tăng từ 64,7 điểm trong tháng 4 lên 70,1 điểm - cao nhất trong lịch sử. PMI sản xuất cũng tăng từ 60,5 lên 61,5 điểm, theo ước tính sơ bộ cho tháng 5. Các con số ước tính cũng cho thấy áp lực lạm phát ngày một gia tăng trong nền kinh tế Mỹ khi tốc độ tăng trưởng giá nguyên liệu đầu vào chạm ngưỡng cao kỷ lục và chi phí sản lượng đầu ra ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10-2009.

Tương tự, hoạt động kinh doanh tháng 5 tại khu vực đồng tiền chung châu Âu ước tính tăng với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm qua. Tại Anh, nhờ sự nới lỏng một số biện pháp phong toả, doanh số bán lẻ của nền kinh tế này đã bật tăng 9,2% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Các kết quả khảo sát cũng cho thấy tâm lý người tiêu dùng Anh đã tăng về mức tương đương tháng 3-2020.

Cùng với những dự liệu cho thấy kinh tế thế giới đang dần phục hồi, đồng thời ở thời điểm hiện tại không có sự kiện địa chính trị lớn nào, trong khi các nhà đầu tư và nhà đầu tư không quan tâm đến rủi ro. Đó là kịch bản tốt để tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá ở hầu hết các thị trường chứng khoán toàn cầu và phần nào kìm hãm đà tăng của các kim loại quý. 

Trong bối cảnh đó, giá vàng trong nước cũng chìm trong sắc đỏ. Sau vài phút “bừng sáng” vào đầu phiên giao dịch, giá vàng nhanh chóng điều chỉnh giảm với biên độ từ 50.000 – 100.000 đồng/lượng.

Hiện giá vàng miếng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 56,85 – 57,45 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng so với chiều qua. Chênh lệch giá mua và bán thu hẹp về mức 600.000 đồng/lượng, thay vì vênh nhau tới 800.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

Giá vàng nội, ngoại bất ngờ lao dốc
Giá vàng nội, ngoại bất ngờ lao dốc
(PLO)- Chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh tăng mạnh đã khiến kim loại quý không còn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Giá vàng miếng SJC tuột khỏi mốc 55 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm