Ngành dược chậm lớn vì chính sách 'lúc thế này, lúc thế kia'

Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế đang ngày càng mở rộng với độ phủ từ mức 60% trong năm 2010 đã tăng lên 88,5% đến cuối năm 2018. Theo chủ trương của Chính phủ, đến năm 2020 bảo hiểm y tế Việt Nam sẽ chính thức đạt tỉ lệ 100%.
Mặt khác, Quyết định 68/QĐ-TTg đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng theo cơ cấu bệnh tật.
Có thể thấy rằng, sự quan tâm đến sức khoẻ có xu hướng tăng, và không chỉ dừng lại ở phía cơ quan chức năng, mà còn xuất phát từ mỗi người dân Việt Nam, khi ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Một yếu tố hỗ trợ cho chi tiêu sức khoẻ, chính là thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng, đặc biệt là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu. Minh chứng, mức độ chi tiêu bình quân đầu người Việt Nam dành cho thuốc từ 38 USD năm 2015 đã tăng lên khoảng 56 USD vào năm 2017.
Kết quả, ngành dược tăng 11% năm 2017, với quy mô từ mức 4,2 tỉ USD trong năm 2015 đã tăng lên 6 tỉ, dự kiến đến năm 2021 sẽ đạt 7,8 tỉ. Đó là cơ hội, tuy nhiên ngành dược Việt Nam vẫn đang loay hoay với sự cạnh tranh về công nghệ, R&D… đặc biệt với những đối thủ ngoại.
Năm 2018 Việt Nam nhập khẩu thuốc 2,8 tỉ USD, quân bình tăng 9,5%/năm suốt giai đoạn 2011-2018. Với kênh sản xuất, dược liệu trong nước cũng chỉ chiếm thị phần chưa đến 2%, do đó doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải nhập khẩu 407 triệu USD nguyên vật liệu nước ngoài, trong đó đến 80% tỉ trọng nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ.
Bấy nhiêu đó, đủ để thấy rằng ngành dược nước ta còn khá nhạy cảm trước bối cảnh hiện tại, và dĩ nhiên Nhà nước có nhiều chính sách bảo hộ.
Ngược lại, chính doanh nghiệp vẫn khá lúng túng để tăng trưởng, mặc dù được bảo hộ tuy nhiên tình hình kinh doanh những năm trở lại đây chưa đạt được kỳ vọng, thậm chí hiệu suất lợi nhuận có phần sụt giảm.
Thống kê quý đầu năm 2019, doanh thu một số doanh nghiệp dược niêm yết không thay đổi nhiều so với cùng kỳ, chưa kể một vài đơn vị giảm sút mạnh. Trong đó, phải kể tên Dược Hậu Giang, do ngừng cung cấp MSD và Eugica kéo doanh thu “ông lớn” này giảm mạnh. Tương tự, lợi nhuận sau thuế nhiều công ty dược cũng điều chỉnh đáng kể so với quý I-2018.
Ngành dược chậm lớn vì chính sách 'lúc thế này, lúc thế kia' ảnh 1 Ngành dược chậm lớn vì chính sách 'lúc thế này, lúc thế kia' ảnh 2
Chia sẻ góc nhìn về sự chậm tăng trưởng của ngành dược, tại hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dược mới đây, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung Ương khẳng định ngành dược chúng ta có nhiều chính sách, nhưng chưa có được sự đau đáu quyết liệt cần thiết. Chính sách hiện nay theo vị này thay đổi lúc thế này lúc thế kia, dẫn đến chưa phát huy hiệu quả.
Dù vậy, ông Thành cũng bày tỏ sự quan tâm về chính sách, ý tưởng thực sự rất đẹp, và có hai vấn đề cần hiểu rõ, bao gồm: Thứ nhất, Việt Nam là kinh tế thị trường, do đó việc sản xuất phân phối phải do thị trường. Tuy nhiên, ngành dược nước ta vẫn còn được bảo hộ khá sâu, luận điểm ở đây là mức can thiệp của Nhà nước như thế nào cho khéo?
Thứ hai, cần giải quyết được bài toán sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Theo ước tính của ông Thành, một sản phẩm thuốc mới phải mất khoảng 12 năm để ra thị trường, bao gồm 8-10 năm nghiên cứu, và mất thêm 2-4 năm để thẩm định… 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm