Khó khăn bủa vây doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo báo cáo cập nhật về tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm nay do Công ty chứng khoán Rồng Việt vừa công bố sáng nay, ngày 29-6 cho thấy tín dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu.

Cụ thể, cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên tăng 4,9% trong 6 tháng đầu năm nay, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng chuyển sang các lĩnh vực ưu tiên phù hợp với tăng trưởng tín dụng chung nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các loại hình tín dụng. 

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn yếu, dư nợ cho vay đối với nhóm này chỉ tăng 3,9%, so với mức tăng 1,5% trong quý 1-2021.

Trong khi đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 4,8% so với cuối năm 2020, còn cho vay công nghiệp hỗ trợ tăng 6,9% so với cuối năm 2020.

Tương tự, dư nợ cho vay doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng mạnh lần lượt lên 9,0% và 14,5% so với cuối năm 2020 (so với mức tăng 2,9% và 0,3% trong quý 1-2021).

Tín dụng cho lĩnh vực rủi ro, tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản tiếp tục tăng ở mức 5,5% so với cuối năm 2020. Cùng với bất động sản, tín dụng chứng khoán tăng 3,0% so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tín dụng cho các dự án BOT, BT giảm 1,7% so với cuối năm 2020.

Số liệu cho vay tiêu dùng chưa được công bố nhưng NHNN cho biết, tín dụng vào các phân khúc rủi ro vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Như vậy có thể thấy, tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp nhất so với các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao, bất động sản.

Lý giải về nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn vay, lãnh đạo một số ngân hàng cho biết: Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay vốn nhưng dòng tiền yếu kém không đáp ứng được điều kiện cho vay, không chứng minh được mức độ khả thi của phương án kinh doanh, hoặc hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời chỉ ở mức thấp... Chính vì vậy các ngân hàng cần phải rất thận trọng khi cho vay vốn để giảm thiểu nợ xấu.

Nhiều khách hàng được vay với lãi suất ưu đãi

Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2021, các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Số lượng khách hàng được cơ cấu lại nợ hoặc hỗ trợ trả nợ/lãi không thay đổi nhiều so với đầu tháng 4 năm 2021. Tuy nhiên, nhiều khách hàng được vay với lãi suất ưu đãi hơn trước.

Tính đến hết tháng 5/2021, các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu trả nợ cho 257.602 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch với dư nợ trị giá 337.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ).

Các ngân hàng cũng hỗ trợ 676.690 khách hàng với dư nợ 1.278.000 tỉ đồng bằng cách miễn lãi, giảm lãi đối với các khoản nợ hiện có và khoanh, miễn trả nợ. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng cũng đã giảm lãi suất cho 480.839 khách hàng vay mới với dư nợ 3.508.415 tỉ đồng, tương đương với 36,5% tổng dư nợ.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết thêm: Từ đầu năm 2021 đến nay đã có 17 tổ chức tín dụng đã công bố về các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi như: Vietcombank giảm 1%/năm lãi suất cho vay đối với VND và 0,5%/năm đối với ngoại tệ cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của doanh nghiệp và người dân tại Bắc Giang và Bắc Ninh.

Ngân hàng Agribank hỗ trợ cho các chi nhánh mức lãi suất tối đa 2,5% để giảm lãi suất cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, quy mô hỗ trợ áp dụng cho dư nợ khoảng 100.000 tỉ đồng.

Tương tự, BIDV triển khai các gói tín dụng với quy mô 150.000 tỉ đồng, lãi suất giảm 1%-1,5% so với kỳ trước.

Hay như ngân hàng Vietinbank giao quyền chủ động cho các chi nhánh được giảm đến 2% lãi suất cho vay, dự kiến mức hỗ trợ lãi, phí năm 2021 của ngân hàng này tiếp tục duy trì tối thiểu bằng mức đã thực hiện năm 2020 là khoảng 5.000 tỉ đồng).

Một số ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính đã tích cực triển khai các gói tín dụng đối với khách hàng với lãi suất phù hợp, có thể kể đến: NH Bắc Á, NH Hàng Hải, NH An Bình, HDBank, Việt Nam Thương tín, PVcombank, Nam Á Bank, Techcombank, Bảo Việt Bank, Sài gòn Công thương, Ngân hàng UOB (Singapore), HSBC, Công ty tài chính Mirae asset.

Sacombank dành 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi
Sacombank dành 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi
(PLO)-Sacombank vừa triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá USD tại các ngân hàng thương mại chao đảo

Giá USD tại các ngân hàng thương mại chao đảo

(PLO)- Trong khi giá USD vào phiên chiều ngày 28-3 tại một số ngân hàng đảo chiều đi xuống thì vẫn có một số nhà băng giữ nguyên mức giá bán đồng bạc xanh ở mốc trên 25.000 đồng.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Vietcombank khai trương hoạt động chi nhánh Nam Thăng Long

Vietcombank khai trương hoạt động chi nhánh Nam Thăng Long

(PLO)- Sáng ngày 15-3 vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Nam Thăng Long (Vietcombank Nam Thăng Long) có địa chỉ tại: Khu đất kinh doanh dịch vụ số 319 phố Trần Trọng Liêu, thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Giá vàng trong nước bất động

Giá vàng trong nước bất động

(PLO)- Dù giá vàng hôm nay không nhiều biến động, song vùng giá giao dịch của cả vàng miếng SJC lẫn vàng 9999 vẫn neo ở mức cao.

Chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước về thẻ tín dụng

Chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước về thẻ tín dụng

(PLO)- NHNN vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát lại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ... Nếu phát hiện thẻ không "ngủ đông", phát sinh nợ quá hạn kéo dài, ngân hàng cần chủ động liên hệ với khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.