Cuối năm các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất tiền gửi

Mới đây nhất, Nam A Bank bất ngờ điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở một số kỳ hạn từ 14 tháng trở lên với mức giảm 0,1%-0,2%/năm. Theo đó, đối với kỳ hạn gửi tiết kiệm 30-36 tháng, khách hàng được nhận lãi suất cao nhất 7,9%/năm.

Đối với tiền gửi online, Nam A Bank cũng điều chỉnh giảm lãi suất khá mạnh ở kỳ hạn 24 tháng xuống mức 8,2%/năm, giảm 0,3%/năm và kỳ hạn 36 tháng giảm 0,1%, xuống mức 8,6%/năm. 

Tuy nhiên, ngân hàng này lại tăng lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn ngắn. Cụ thể, chọn gửi tiền kỳ hạn sáu tháng tại Nam Á Bank, khách hàng được hưởng lãi suất lên đến 8%/năm. Thậm chí, đồng ý tham gia chương trình khuyến mãi “Sinh nhật xanh cùng Nam A Bank” khách còn được nhận lãi suất ưu đãi lên đến 8,8% khi gửi tiền trực tuyến trên eBanking Nam A Bank.

Trước đó, biểu lãi suất của Eximbank điều chỉnh giảm 0,2%/năm đối với kỳ hạn 15 tháng, 18 tháng tại quầy xuống mức 8,1%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,1%/năm, xuống 7,7%/năm.

Tương tự, VietCapital Bank cũng điều chỉnh giảm đối với kỳ hạn bảy tháng, ngân hàng này giảm 0,2%/năm, xuống còn 7,6% một năm. Ngoài ra, các kỳ hạn khác, giảm 0,1%/năm, ngay cả với tiền gửi dài hạn 24-60 tháng cũng có chung mức giảm này.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc các ngân hàng thay đổi lãi suất huy động có lẽ xuất phát từ nhu cầu về vốn khác nhau. Hơn nữa, mức điều chỉnh 0,1%-0,2%/năm là quá thấp và chỉ áp dụng ở một số kỳ hạn trung hạn, trong khi kỳ hạn ngắn lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn không có dấu hiệu giảm. Do đó, nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức cao. Bằng chứng là đã có nhiều ngân hàng đẩy lãi suất kỳ hạn ngắn lên gần 9%/năm.

Trong khi đó, theo đại diện một ngân hàng thương mại, việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động nhằm góp phần vào công tác điều tiết, ổn định lãi suất trên thị trường trong những tháng cuối năm của Ngân hàng Nhà nước, từ đó hỗ trợ, tạo tiền để góp phần kéo giảm lãi suất cho vay trong thời gian sắp tới. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đề xuất cơ chế tránh độc quyền vàng miếng

Đề xuất cơ chế tránh độc quyền vàng miếng

(PLO)- NHNN Chi nhánh TP.HCM kiến nghị xem xét đề xuất cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả tránh độc quyền vàng miếng, tạo lợi ích nhóm cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.