23 'ông lớn' 1 tỉ USD xuất hiện trên sàn chứng khoán Việt

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có những đánh giá tổng kết sau 20 năm hoạt động, với điểm nhấn quan trọng là xây dựng được kênh huy động, phân bổ vốn trung và dài hạn hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. 

Theo HOSE, trên sàn chứng khoán TP.HCM hiện đang có 23 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỉ USD niêm yết trên HOSE, trong đó có 10 ngân hàng.

Tổng giá trị huy động thông qua phát hành thêm trên thị trường cổ phiếu kể từ năm 2000 đến nay ước đạt hơn 295 ngàn tỉ đồng với 834 đợt phát hành. Trong đó, giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế 2010-2015 có mức huy động tăng hơn 5 lần so với giai đoạn 2004-2009. 

HOSE cũng đã thực hiện 346 đợt chào bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước với tổng số tiền thu về gần 75 ngàn tỉ đồng. Một số doanh nghiệp đấu giá tiêu biểu có giá trị cổ phần thu về cao như: Sabeco đạt hơn 115 ngàn tỉ đồng trong 2 đợt thoái vốn nhà nước năm 2008 và 2017; Vietcombank thu trên 10 ngàn tỉ vào năm 2007; Vinamilk thu hơn 9,5 ngàn tỉ trong 2 đợt thoái vốn vào năm 2005 và 2017.

Tuy nhiên, HOSE cũng nhìn nhận vẫn còn nhiều tồn tại chưa thể tạo sức bật phát triển cho thị trường chứng khoán. Theo đó, quy mô vốn hóa thị trường Việt Nam mới gần bằng 1/5 thị trường Philippines, 1/7 thị trường Indonesia và 1/8 thị trường Thái Lan.

Giá trị giao dịch bình quân ngày của thị trường Việt Nam chỉ đạt 180 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á. Như thị trường Thái Lan đạt 1,5 tỉ USD, Singapore là 864 triệu USD và Malaysia là 244 triệu USD.   

Đề xuất xem chứng khoán là dịch vụ thiết yếu
Đề xuất xem chứng khoán là dịch vụ thiết yếu
(PLO)- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương đưa chứng khoán vào danh mục ngành nghề thiết yếu để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung được hoạt động bình thường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm