Tại sao con đầu lòng dễ bị cận thị?

Các nhà khoa học nhận định tật cận thị đang gia tăng trong thế hệ trẻ.

Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng vì nó là nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa - trực tiếp  thông qua chứng teo cận thị chorioretinal hoặc gián tiếp thông qua khuynh hướng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bong võng mạc.

Mặc dù nhân tố chính gây ra cận thị bao gồm các nguyên nhân như di truyền, thời gian sinh hoạt ngoài trời và thời gian dành cho đọc và viết, nghiên cứu mới đây đã cho thấy cận thị xảy ra phổ biến hơn ở những đứa con đầu lòng.

Các nhà nghiên cứu, dẫn dắt bởi TS Jeremy A. Gugenhenheim, ĐH Cardiff - Anh quốc, tự hỏi liệu đầu tư giáo dục có phải là lý do dẫn tới vấn đề này.

Theo nhóm nghiên cứu, các bậc cha mẹ có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho con đầu lòng, vì vậy thành tích học tập của  chúng tốt hơn so với các anh chị em sau này.

Bằng chứng của mối liên quan giữa giáo dục và cận thị

Để nghiên cứu xem liệu cha mẹ có hướng con đầu lòng của họ đến một "môi trường dễ cận thị” hay không, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích với hơn 89.000 người Anh trong độ tuổi 40-69. Những người này được kiểm tra thị lực và không có tiền sử rối loạn mắt.

Họ phát hiện ra rằng so với những đứa em của mình, khả năng người con trưởng mắc bệnh cận thị cao hơn 10% và mắc bệnh cận thị nặng cao hơn 20%.

Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ này mạnh hơn trước khi điều chỉnh hai thang đo giáo dục; từ đó cho thấy cha mẹ đầu tư vào giáo dục cho những đứa con sinh sau ít hơn có thể phải chịu một phần trách nhiệm.

Cận thị - vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng lan rộng trên toàn thế giới

Điểm mạnh của nghiên cứu là đã đưa ra được các nguyên nhân gây cận thị. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế như  nghiên cứu loại bỏ những người bị đục thủy tinh thể cũng như sử dụng khoảng độ tuổi quá lớn làm gia tăng nguy cơ sai lệch.

Hơn nữa, nghiên cứu này không bao gồm khoảng thời gian những người tham gia hoạt động ngoài trời khi còn nhỏ. Vì vậy yếu tố này không được cân nhắc khi xác định mối liên kết giữa thứ tự sinh và cận thị.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng "cho thấy mối liên hệ giữa thứ tự sinh và cận thị không phải do áp lực môi trường mới trong 3-4 thập kỷ gần đây" và "củng cố vai trò của sự giảm đầu tư giáo dục cho các lứa con sau trong việc bảo vệ chúng khỏi bệnh cận thị."

Trước tình hình cận thị và trở ngại thị giác đang lan rộng trên toàn thế giới, năm 2009, Joshua Silver, một nhà vật lý đến từ Anh, đã giới thiệu một loại kính tự điều chỉnh với chi phí thấp, linh hoạt  và phù hợp với tất cả mọi người.

Để sử dụng loại kính này, người dùng quay mặt số bên hông gọng kính có gắn ống tiêm. Ống này tiêm vào hoặc loại bỏ chất lỏng để thay đổi độ cong thấu kính. Người dùng vừa nhìn qua thấu kính vừa tự điều chỉnh cho đến khi họ cảm thấy nhìn rõ và thoải mái. Sau khi điều chỉnh, họ niêm phong van và tháo bỏ mặt quay số và ống tiêm. Cuối cùng, họ có được một cặp kính bình thường - nhưng có thể điều chỉnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm