Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí

Để không gian được sinh động, tươi mát và trong lành hơn, bạn hãy trồng trong nhà một vài loại cây cảnh có tác dụng lọc không khí vô vùng hiệu quả.

Lan ý

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 1
Lan ý có thể lọc được các chất gây ung thư trong không khí. Hình minh họa. 

Đây là loại cây nằm trong bảng ưu tiên số một với nhiều người vì lan ý có thể lọc được benzene VOC-một chất gây ung thư có nhiều trogn sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng có tác dụng trung hòa aceton formaldehyde và trichloroenthylen phát ra từ các thiết bị điện tử, chất kết dính, chất tẩy rửa.

Cây lưỡi hổ

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 2
Được mệnh danh là chiếc máy tạo oxy, lưỡi hổ rất thích hợp đặt trong phòng kín. Hình minh họa. 

Lưỡi hổ có thể thải được các chất độc trong phòng kín không có cửa sổ, nơi nhiều loài cây khác khó thích nghi tồn tại được. Cây lưỡi hổ được mệnh danh là nhà máy ô xy cho buổi chiều tối (hấp thụ cacbonic và giải phóng oxy), do vậy có thể đặt một chậu cây lưỡi hổ trong phòng ngủ hay phòng có nhiều thiết bị điện tử như máy tính, máy in.

Hoa cúc

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 3
 Cây hoa cúc có thể lọc được những chất độc thải ra từ sơn gỗ, vecni, thuốc nhuộm... Hình minh họa.

Là loại cây có khả năng lọc các chất khí độc formaldehyd xâm nhập vào nhà qua thuốc nhuộm màu, túi đựng đồ bằng nilon, vecni, sơn gỗ… hoa cúc cũng rất thích hợp trong vai trò lọc không khí được sạch hơn. Bạn hãy đặt chậu cúc trong bếp, trong phòng khách hay bất cứ nơi nào trong nhà có kê nhiều đồ gỗ.

Dương xỉ Mỹ

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 4
 Dương xỉ Mỹ có khả năng loại bỏ một số kim loại độc hại như thủy ngân, asen. Hình minh họa.

Loại cây này được trồng làm cảnh khá nhiều, nó được coi là chiếc máy lọc không khí rất hiệu quả, đặc biệt là loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy dương xỉ Mỹ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân, asen. Tuy nhiên, đây là loại cây ưa ẩm nên bạn phải tưới nước và duy trì độ ẩm để cây xanh tốt.

Cây hải đường trường sinh

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 5
 Hải đường trường sinh cũng được cho là lọc được các chất gây ung thư trong mực in, cao su. Hình minh họa.

Có thể lọc tốt bezene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluene chủ yếu được dùng làm dung mô hòa tan nhiều vật liệu như sơn, nhựa tạo màng cho sơn, mực in, hóa chất học, cao su… Nếu tiếp xúc với toluene trong thời gian dài dễ bị mắc bệnh ung thư.

Cây lục thảo

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 6
 Các chất độc có trong sản xuất đồ da, cao su, in ấn sẽ được cây lục thảo lọc bỏ bớt. Hình minh họa.

Là một loại cây thích hợp trồng làm cảnh trong chậu, được trồng trong nhà rất phổ biến. Lục thảo có tác dụng lọc sạch các chất ô nhiễm như bezene, carbon monooxide và xylen vốn là các chất sử dụng trong sản xuất đồ da, cao su và in ấn.

Cây lô hội

Những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí ảnh 7
 Khi trên lá cây lô hội xuất hiện các đốm nâu đen tức là khu vực đó đã báo động về mức độ ô nhiễm. Hình minh họa.

Lô hội được biết đến rộng rãi với hiệu quả làm đẹp, đặc tính chữa bệnh. Ngoài ra nó cũng giúp làm trong lành bầu không khí bị ô nhiễm. Nếu trồng lô hội trong nhà, khi bạn thấy trên lá cây có những chấm đen hay đốm nâu thì tức là khi đó mức độ hóa chất độc hại tại khu vực đó đã trở nên báo động.

 

Bạn cần biết:

Formaldehyde là một loại khí nguy hiểm xuất hiện trong các loại khói đốt gỗ, khói đốt lá, khói xe, khói thuốc lá. Nó được sử dụng để bảo quản các thực phẩm sơn, đồ gỗ và là thành phần các loại mỹ phẩm, thuốc… Do đó nó có thể được thải ra từ thảm sợi tổng hợp, xà bông, đệm ghế, rèm vải. khi formaldehy-de có trong 0,1 phần triệu không khí, nó sẽ gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau họng, ho, phát ban.

Xylene, bezene và carbon monoxide là các loại khí có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Ngoài ra, bezene  còn là một chất hóa học nguy hiểm, nó có trong thành phần của dầu, xăng, khói thuốc… gây nôn mửa, đau đầu khi hít phải với số lượng lớn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm