Không ăn các loại nấm lạ, không rõ nguồn gốc

Đồng thời, khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Theo Cục An toàn thực phẩm, ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân hè, chủ yếu với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên (nơi có tập quán thu hái và sử dụng nấm tự nhiên để làm thực phẩm).

Ngộ độc do ăn nấm độc thường có tỷ lệ người mắc cao, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người ăn. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng chống ngộ độc nấm độc nhưng vẫn xảy ra các vụ ngộ độc do ăn nấm độc.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ngộ độc do nấm độc tới tận hộ gia đình dưới nhiều hình thức bằng cả tiếng tiếng Kinh và tiếng dân tộc. Đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát ca bệnh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm do nấm độc để phát hiện sớm và triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân và khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc do ăn nấm độc xảy ra.

NGỌC BẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm