Hiểu đúng về sữa đậu nành

Nếu như ở Việt Nam, đậu nành vẫn được xem là một loại thực phẩm dân dã truyền thống thì ở các nước trên thế giới, với trào lưu sử dụng thực phẩm xanh, có nguồn gốc tự nhiên, đậu nành ngày càng có vị thế vững vàng vì được xem là “thịt trắng”. 

Đậu nành - thực phẩm của tương lai

Đậu nành được xem là thực phẩm vàng của thế kỷ 21

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Đậu nành thực phẩm vàng của thế kỷ 21” tổ chức tại Việt Nam vào năm 2014, hàng loạt nhà khoa học quốc tế bằng những nghiên cứu khoa học mới nhất đã lên tiếng khẳng định lợi ích tuyệt vời của đậu nành với sức khỏe con người.

Theo TS Mark Messina - Giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành Mỹ, sử dụng thường xuyên đậu nành sẽ giúp giảm 8%-16% các triệu chứng bệnh tim mạch như cholesterol xấu trong máu, huyết áp cao, xơ cứng và viêm nhiễm động mạch, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu não. Nam giới sử dụng đậu nành hằng ngày sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người không tiêu thụ.

Ngoài ra, tại hội thảo này, TS-BS Nagata Chisato, Khoa Dịch tễ học & Y tế dự phòng, ĐH Gifu, Nhật Bản cho thấy việc ăn thực phẩm từ đậu nành trong suốt thời thơ ấu hay thiếu niên cũng sẽ giúp phụ nữ chống lại nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ châu Á thường có thói quen ăn thực phẩm từ đậu nành nên có tỉ lệ ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ phương Tây khoảng 1/5 lần.

Công nghệ chế biến giúp loại bỏ chất gây hại và vi khuẩn

Với sự phát triển của công nghệ chế biến, hiện nay, đậu nành không chỉ xuất hiện đơn thuần ở những món ăn dân dã quen thuộc như đậu nành, tàu phớ, sữa đậu nành tự nấu mà đã được chế biến thành nhiều hình thức phong phú, đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn và phù hợp khẩu vị của người tiêu dùng. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến sữa đậu nành đã phát triển vượt bậc với công nghệ trích ly và xử lý nhiệt UHT tiên tiến từ châu Âu, giúp chắt lọc tối đa dưỡng chất quý từ hạt đậu nành tự nhiên đồng thời loại bỏ các yếu tố nguy hại như vi khuẩn và các chất gây khó tiêu, sôi giả như Trypsin, Sanopin. Điều này hoàn toàn vượt trội so với cách chế biến thủ công.

Công nghệ tiệt trùng UHT giúp loại bỏ các yếu tố nguy hại như vi khuẩn và các chất gây khó tiêu trong sữa đậu nành

Vì sao sữa đậu nành bị kết tủa, nổi váng khi còn hạn dùng?

Với sữa đậu nành đóng hộp, vì được bảo quản trong bao bì kín, không tiếp xúc với vi khuẩn bên ngoài nên có thể sử dụng trong thời gian dài, không cần dùng chất bảo quản.  Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bao bì bị hỏng? Lúc này, sữa đậu nành ở bên trong bị tiếp xúc với vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, trong môi trường dinh dưỡng cao sẽ làm sữa đậu nành bị hỏng, chua, gây ra hiện tượng hộp sữa bị phồng, đóng cặn, kết tủa. Thông thường, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay là do sữa đậu nành kém chất lượng và vội vàng kết tội các nhà sản xuất. Trong khi nguyên nhân thực tế đơn giản chỉ vì bao bì của sản phẩm bảo quản không đúng cách, dưới tác động của lực mạnh bên ngoài đã không còn nguyên vẹn, bị rò rỉ dù chỉ là những điểm rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

Một hiện tượng nữa cũng khá phổ biến khi sử dụng sữa đậu nành chính là sự xuất hiện của váng sữa. Đậu nành vốn rất giàu protein và chất béo tự nhiên, do vậy khi sữa đậu nành để một thời gian, nhất là khi ở nhiệt độ cao sẽ xuất hiện lớp váng trên bề mặt. Đây là một phần chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành và không hề gây hại cho sức khỏe. Kể cả đối với sữa đậu nành chế biến công nghiệp, hiện tượng này cũng khá phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, chất béo trong đậu nành dễ bị tách béo, nổi lên thành váng trắng.

Cách xử lý khi gặp sự cố

Các nhà sản xuất lớn, uy tín luôn có thể giải quyết mọi thắc mắc về sản phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho số hotline, thay vì vội vàng đăng tải thông tin trên mạng xã hội để lên án và kêu gọi tẩy chay sản phẩm.

Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng bất kỳ thực phẩm nào cũng cần có những lưu ý nhất định khi sử dụng để phát huy đúng tác dụng của nó. Cuối cùng quan trọng là người tiêu dùng thông thái cần hiểu rõ thông tin một cách khoa học trước khi đưa ra kết luận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm