Giác hơi bằng sừng: Lợi, hại thế nào?

Phương pháp này đã được sử dụng hàng ngàn năm và đang lan sang phương Tây. Thường thường, người ta giác hơi bằng hũ thủy tinh được làm nóng để kích thích lưu thông năng lượng trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn và giảm đau. Giác hơi rất phổ biến ở châu Á nhưng công cụ dùng để giác hơi thì khá đa dạng.

Ở Indonesia, sừng trâu đã được dùng để giác hơi đã hàng ngàn năm nay. Rất nhiều ngôi sao phương Tây đã sử dụng và khen ngợi hết lời phương pháp này như Justin Bieber, Jennifer Aniston, Gwyneth Paltrow…

Giác hơi bằng sừng. 

Cạnh đó, các vận động viên cũng đã thử sử dụng liệu pháp này như huyền thoại Olympic Michael Phelps đã thử dùng vào dịp Olympic tại Rio de Janeiro năm 2016. Sau khi hình ảnh anh giác hơi bằng sừng được đăng lên mạng, rất nhiều tìm kiếm đã được thực hiện để tìm hiểu về giác hơi. Tháng 4-2017, vận động viên đấm bốc Anh Anthony Joshua cũng dùng liệu pháp "chén lửa" trong một đoạn phim.

Giác hơi đã tồn tại ở Ai Cập cổ đại vào 1550 năm trước Công nguyên. Họ thường dùng sừng thú rỗng để hút viêm nhiễm, sau đó chuyển sang chén tách bằng tre, rồi cuối cùng là bằng thủy tinh.

Giác hơi bằng sừng rất phổ biến ở Indonesia. Ảnh: Getty Images.

Giác hơi chưa từng được nghiên cứu trong các thử nghiệm lớn và có kiểm soát. Các chuyên gia cho rằng điều khó khăn nằm ở hiệu ứng giả do tâm lý tạo ra rất lớn. Việc sử dụng sừng động vật cũng bị cảnh báo có thể gây lây nhiễm, nhiễm trùng chéo.

Nếu thực hiện sai cách, giác hơi cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Vào tháng 8-2017, một bệnh nhân phải dùng cưa tách cái hũ thủy tinh đã hút chặt vào da mình. Năm ngoái cũng có một người đàn ông 63 tuổi bị thủng bảy lỗ trên lưng vì giác hơi. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm