Ghép tim làm thay đổi thói quen, tính cách?

Những chuyện lạ sau ca ghép tim xuất hiện không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả tại Việt Nam. Họ có những giấc mơ của người đã cho nội tạng của mình. Những giấc mơ dở khóc dở cười, khó tin nhưng lại có thật.

Từ chuyện xưa...

Truyền thuyết kể rằng vào khoảng 2.500 năm trước đây, trong thời Chiến quốc ở Trung Quốc, có hai người đàn ông đến gặp một danh y nổi tiếng đương thời với tên gọi Biển Thước. Biển Thước đã chữa khỏi chứng bệnh của họ một cách nhanh chóng nhưng phát hiện ra rằng họ có một vấn đề y học khác vốn đã phát triển nghiêm trọng hơn qua thời gian. Biển Thước nói rằng họ sẽ đều khỏe lại nếu họ chấp nhận hoán đổi quả tim cho nhau và họ đã đồng ý để Biển Thước tiến hành ca phẫu thuật.

Biển Thước để hai người đàn ông uống thuốc mê và họ đã mất ý thức trong ba ngày và trong vòng 3 ngày này, Biển Thước đã phẫu thuật mở ngực, hoán đổi quả tim của họ và cho thuốc. Khi tỉnh lại, họ đã hồi phục và mạnh khỏe như lúc trước.

Nhưng khi họ trở về nhà, họ đều thấy kinh ngạc khi vợ của họ không thể nhận ra họ. Hóa ra họ đều đến nhà của người kia và tưởng rằng vợ của người khác chính là vợ của mình.

Câu chuyện truyền thuyết nhưng đi trước thời đại 2.500 năm quả là ly kỳ.

... Đến ngày nay ở thế giới

Trang Khoahocthuvi.net kể lại những câu chuyện ghép tạng xảy ra ở thế giới.

Trước đây, Jaime Sherman chẳng bao giờ nghĩ có lúc mình sẽ chơi thể thao hoặc ăn món ăn Mexico nhưng sau ca ghép tim, mọi chuyện đã khác hẳn. Cô tham gia đội bóng chày, tập bơi và không bỏ sót một trận bóng đá nào trên truyền hình.

Cô mê mẩn trước những món cay xé lưỡi của đất nước Trung Mỹ. Ngạc nhiên vì sự thay đổi của chính mình, Jaime Sherman tìm hiểu và được biết tất cả thói quen đó là của người đã tặng cho cô trái tim. Anh ấy là vận động viên nghiệp dư của một trường đại học ở bang Kansas, Mỹ.

Không chỉ thế, Jaime Sherman còn được nghe nhiều câu chuyện lạ lùng về những người cùng hoàn cảnh. Một người đàn ông 47 tuổi, sau ca ghép tim đột nhiên thấy say mê các giai điệu cổ điển, đặc biệt là những bản nhạc viết cho đàn violon dù từ nhỏ ông là người hoàn toàn mù về âm nhạc. Thì ra trái tim mới của ông trước đây thuộc về một thiếu nữ yêu nhạc cổ điển và chơi violon.

Một doanh nhân 58 tuổi ở bang Arizona, Mỹ vốn là người say mê công việc và gần như suốt đời chỉ có mối bận tâm duy nhất là tiền bạc, sau khi được ghép tim của một nhà hoạt động xã hội đã từ bỏ kinh doanh và dành phần lớn thời gian để làm từ thiện.

Tờ Daily Mail, một người đàn ông tên William Sheridan đã nhận quả tim từ người họa sĩ qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Sau khi cấy ghép tim, đột nhiên ông có thể vẽ ra những bức họa tuyệt vời về phong cảnh thiên nhiên hoang dã.

Claire Sylvia, người được cấy ghép một quả tim và một lá phổi vào năm 1988, đã viết trong cuốn sách Sự thay đổi trái tim: Một tự truyện (A Change of Heart: A Memoir) rằng sau ca cấy ghép cô bắt đầu thích uống bia, ăn gà rán và ớt xanh. Đó là những thứ cô không thích trước đây nhưng lại là thứ người hiến tạng cho cô, một cậu bé 18 tuổi, ưa thích.

Cô có một giấc mơ, trong đó cô đã gặp một cậu bé cô nghĩ có tên là Tim L., rồi hít cậu ta vào bên trong cơ thể mình. Sau này cô phát hiện ra rằng Tim L. là tên của người hiến tạng cho cô. Cô tự hỏi phải chăng một trong các bác sĩ đã đề cập đến cái tên này trong ca phẫu thuật nhưng các bác sĩ không hề biết đến tên của người hiến tạng.

Ký ức trong tế bào: Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng sự thay đổi trong tính cách của người nhận tạng cấy ghép là do ký ức đã được lưu trữ trong các tế bào. (Ảnh: photos.com)

Ký ức trong tế bào: Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng sự thay đổi trong tính cách của người nhận tạng cấy ghép là do ký ức đã được lưu trữ trong các tế bào. Ảnh: photos.com

Và những giấc mơ "lạ" ở Việt Nam

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ trong vở Hồn Trương Ba da hàng thịt cũng nói đến sự hoán đổi thể xác và linh hồn. Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới “vụ tranh chấp” chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử. Khi Trương Ba trở về chung sống với vợ anh hàng thịt thì mọi chuyện dở khóc dở cười.

Những tưởng là chuyện dân gian, nhưng không.

Theo trang vitalk.vn thì chuyện xảy ra tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định. Anh BVN - sống bằng trái tim “khác” trong ca ghép tim đầu tiên ở Việt Nam (diễn ra vào ngày 17-6-2010, tại BV 103, Hà Nội) vừa bước sang tuổi 50. Anh vẫn gầy gò, nói năng nhỏ nhẹ, ăn uống thận trọng sau bốn năm được thay quả tim mới.

... Vốn là dân bưởng vàng, tay còn xăm trổ, từng “chơi” cả thuốc phiện ở trên Thái Nguyên nhưng giờ đây anh Nam tuyệt đối không ăn quán xá bẩn thỉu, không rượu bia, không cả ưu tư lo lắng.

“Từ khi nhận được quả tim mới của ân nhân cứu mạng, rất lạ, là tôi hay mơ ngủ. Tôi mơ thấy trò yêu đương, nghịch ngợm thậm chí “linh tinh” không hay ho gì, ở tuổi tôi, sức khỏe tồi tệ như tôi nhưng đúng là cứ nhắm mắt lại là tôi… mơ chuyện đó.

Tôi đem chuyện kể với bác sĩ, họ bảo: Đó là ký ức tế bào, suy nghĩ, tình cảm, ký ức của người đã chết vẫn lưu giữ trong trái tim chưa bao giờ ngừng đập của họ. Và thời gian đầu, tôi sống trong “không gian” của người đó, giấc mơ sẽ mờ dần, rồi tôi sẽ lại yêu vợ tôi như trước khi thay tim thôi” - anh kể.

nhung nguoi thay doi tinh cach sau khi duoc cay gh

Một ca ghép tạng. Ảnh: Internet

Ông DVN tỉnh Vĩnh Phúc cũng mới được các bác sĩ BV Việt-Đức tiến hành thay tim vào năm 2012.
“Bác sĩ bảo tôi phải cẩn trọng, đừng có vác bao gạo chạy băng băng thế. Rằng tôi bây giờ phải sống tốt, không phải sống vì một mình tôi đâu. Và tôi hiểu, tôi còn sống vì vị ân nhân đã cho tôi một lần sinh ra thứ hai kia nữa, người đã hiến trái tim cho tôi!” - ông N. ngậm ngùi.
“Tôi đêm nào cũng mơ, mơ liên tục về một mái ấm nào đó. Vợ tôi biết chuyện bảo "anh bây giờ không phải của một mình em nữa rồi". Biết là vợ trách, tôi cũng không muốn mơ như vậy đâu nhưng hễ cứ nhắm mắt là những hình ảnh kia lại hiện về. 
Ông N. nói: “Đó là một ngôi nhà tranh giản dị, thấp lè tè. Đó là vợ, các con của người đã cho tôi trái tim, anh ta là lao động nghèo, đã chết khi đi làm thợ xây dựng tự do, bị ngã giàn giáo".

Sự thay đổi với những giấc mơ lạ kỳ. Ảnh minh họa: Getty Images

Khoa học lý giải

TS Lili Phong, giáo sư Trường Y dược Baylor, bang Texas, Mỹ, cho biết về phương diện y học rất khó tìm được một người hiến bộ phận cơ thể phù hợp. Để giảm thiểu tối đa xác suất đào thải bộ phận lạ thì máu người cho và người nhận phải cùng loại và kiểm tra PRA (Panel Reactive Antibody) phải âm tính.

Khoa học đã chứng thực được sức ép tâm lý có thể gây ra biến động về ADN. Do đó, nội tạng của những người chịu sức ép lớn về tâm lý (chẳng hạn như tù nhân...) được coi là không tốt cho việc ghép tạng. Sau khi nhận được nội tạng mới, bệnh nhân trong thời gian ngắn có thể cảm thấy tiến bộ về sức khỏe nhưng về lâu dài thì sẽ nảy sinh vấn đề.

Việc người cho tạng có phải chịu sức ép tâm lý hay chưa và điều đó ảnh hưởng lên ADN của tế bào nội tạng hay không là những gì khoa học chưa kiểm chứng được.

GS Lê Thế Trung, nguyên Giám đốc Viện Quân y 103, một trong những chuyên gia về ghép nội tạng tại Việt Nam, cho rằng hiện tượng thay đổi bản tính sau phẫu thuật là do sức ép của tâm lý. Những người được nhận tạng là những người chịu áp lực tâm lý lớn (họ cho rằng họ sẽ chết) thường bị tổn thương ở hệ thần kinh, mà hệ thần kinh đó điều khiển các bộ phận cơ thể. Hơn nữa, từ một cơ thể ốm yếu, nhờ người hiến tạng mà họ khỏe mạnh nên họ luôn nghĩ đến người đó, làm theo người đó.

Khi tâm lý bị chi phối mạnh mẽ, sẽ có tác động vào hệ thần kinh, khiến cho người được nhận thay đổi hành vi và có một phần giống với người tặng tạng cho mình. Có không ít trường hợp, người thân của những người cho tạng đến thăm người nhận, coi đó như người thân của mình, làm họ càng muốn giống với người kia. (Nguồn: Khoahocthuvi.net)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm