Đọc mới biết mình xài kem chống nắng sai bét

Dù thế không phải ai cũng biết cách dùng kem chống nắng đúng cách, điều này làm giảm, thậm chí vô hiệu hóa tác dụng bảo vệ da của kem chống nắng. Dưới đây là 10 lỗi sử dụng kem chống nắng hay gặp nhất và cách khắc phục, theo BS Elizabeth Hale, Phó Chủ nhiệm khoa Da liễu tại BV ĐH New York (Mỹ).

Không bôi kem mỗi ngày: Chỉ cần hứng ánh nắng trong các hoạt động hằng ngày da bạn đã phải tiếp xúc với tia UV. Tạo thói quen thoa kem chống nắng mỗi ngày để ngăn nguy cơ ung thư da và hạn chế lão hóa da.

• Không thoa đủ lượng kem hoặc không kín diện tích da: Chú ý điều này, có thể dùng kem chống nắng dạng xịt cho những vùng da khó bôi.

• Không bôi lại: Nhớ bôi lại một lớp kem chống nắng nữa sau hai giờ hoạt động ngoài trời, nếu bạn bơi hay đổ mồ hôi nhiều thì thời gian bôi lại phải ngắn hơn.

• Dùng sai chỉ số chống nắng SPF: Theo Học viện Da liễu Mỹ, chỉ số SPF15 phù hợp cho dùng hằng ngày, SPF30 phù hợp đi bơi. Theo BS Hale thì bạn có thể dùng SPF30 hoặc cao hơn một chút nhưng không cần thiết phải dùng SPF tới 100, vì không có khác biệt lớn giữa SPF30 tới SPF100.

• Không biết rõ thành phần hóa chất trong kem chống nắng: Có hai loại: Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý, loại mà bạn chọn dùng sẽ quyết định thời điểm và cách dùng. Kem chống nắng hóa học hút ánh nắng trong khi kem chống nắng vật lý ngăn ánh nắng tiếp xúc với da. Để đạt hiệu quả tốt nhất cần bôi kem chống nắng hóa học trực tiếp lên da (trước lớp trang điểm) 30 phút trước khi ra nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da. Trong khi đó kem chống nắng vật lý thì có thể bôi lên trên các sản phẩm chăm sóc da khác và có hiệu quả ngay sau khi bôi.

• Nghĩ rằng quần áo đủ sức cản ánh nắng: Trừ khi bạn mặc quần áo chất liệu chống nắng, quần áo thường không thật sự bảo vệ bạn khỏi tia UV. Chỉ số chống nắng của áo thun chỉ khoảng SPF7, nếu nó bị ướt thì chỉ số chỉ còn SPF3.

• Dự trữ kem chống nắng quá nhiều: Thời hạn sử dụng của hầu hết kem chống nắng tối đa là hai năm. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên dự trữ chúng trong ô tô hay trong giỏ xách thì hiệu quả của kem sẽ giảm nhiều vì nhiệt độ cao.

• Nghĩ rằng chỉ số SPF trong kem trang điểm là đủ: Theo BS Hale, kem trang điểm có chỉ số SPF là tốt nhưng không đủ. Để đảm bảo cả hiệu quả chống nắng lẫn trang điểm, bạn nên bôi một lớp dưỡng ẩm có chỉ số SPF, sau đó bôi lớp kem trang điểm có chỉ số SPF lên trên.

• Quên mất mình đang dùng sản phẩm điều trị da đặc biệt: Các sản phẩm điều trị da (mụn, nấm, bổ sung vitamin A…) đều làm da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Trong trường hợp này cần nhớ dùng kem chống nắng có chỉ số SFP ít nhất 30 hoặc cao hơn và bôi lại thường xuyên hơn.

• Không rõ cách dùng chung kem chống nắng với thuốc xịt chống côn trùng: Theo BS Hale, tốt nhất nên bôi một lớp kem chống nắng trước, sau đó xịt thuốc chống côn trùng lên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm