Những lưu ý khi điều trị viêm thanh quản

Các nguyên nhân gây viêm thanh quản như: sử dụng giọng quá sức, nói to, nói nhiều (ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên); viêm họng, viêm mũi - xoang, viêm amiđan; làm việc trong môi trường độc hại; nghiện thuốc lá...

Trong điều trị viêm thanh quản, bên cạnh các phương pháp như: chườm nóng vùng cổ, dùng thuốc…, để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý:

- Hạn chế nói to, nói nhiều. Khi bắt buộc phải nói thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: micro, loa,… và phân bố thời gian nói hợp lý, uống nước ấm nhấp giọng. Nếu nói nhiều bị mệt thì cần nghỉ ngơi.

- Loại bỏ các yếu tố gây hại như: rượu, bia, thuốc lá, nhiễm khuẩn, điều trị bệnh viêm mũi - xoang, trào ngược dạ dày - thực quản (nếu có) càng sớm càng tốt.

- Giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng họng. Nếu lao động trong môi trường ô nhiễm thì cần có chế độ bảo hộ lao động tốt.

- Nắm rõ về nguyên nhân gây bệnh và những lưu ý khi điều trị, kết hợp với sử dụng các sản phẩm thảo dược như Tiêu Khiết Thanh (gồm các thảo dược như rẻ quạt giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm; kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng) hàng ngày sẽ giúp đẩy lùi viêm thanh quản hiệu quả.

Theo Thanh Bình (Dân trí)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm