Để “vượt cạn” an toàn

Hệ thống y tế ngày càng được nâng cao, những tai biến cho cả mẹ lẫn con đều có thể phòng tránh hoặc cứu chữa kịp thời các bệnh lý từ người mẹ như tiền sản giật, đái tháo đường, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng sau sinh; những trường hợp sinh khó do vị trí ngôi thai, thai to, đa thai và những bệnh lý của thai nhi như suy dinh dưỡng bào thai, đa thai… ,trong đó chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay là bệnh lý thuyên tắc ối, dù rất hiếm gặp, có tỉ lệ tử vong lên đến 80% -90%.

Để các bà mẹ có cuộc “vượt cạn” an toàn, trước tiên thai phụ nên đăng ký dịch vụ chăm sóc tiền sản tại cơ sở y tế thuận tiện nhất ngay khi biết mình có thai; nên chọn cho mình một bác sĩ chuyên khoa có thể chăm sóc và theo dõi suốt quá trình mang thai và sinh nở của mình. Điều này giúp cho bác sĩ và cơ sở y tế đó hiểu rõ tiền sử, tình trạng của sản phụ để có thể phát hiện, ngăn ngừa và cứu chữa kịp thời khi có tai biến, không nên chuyển đổi quá nhiều bác sĩ hay cơ sở y tế trong suốt thai kỳ.

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước như hỏi tiền sử bệnh tật của sản phụ (có mắc các bệnh huyết áp cao, tim, gan, thận…), cân, đo vòng bụng sản phụ…Với những công đoạn đó, bác sĩ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở. Đứng đầu trong các tai biến sản khoa gây tử vong mẹ là băng huyết. Nguyên nhân là do sản phụ bị sang chấn bệnh lý sau sinh (như vỡ tử cung, rách tử cung, âm đạo) hoặc có những bệnh lý rối loạn đông máu trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai. Ngoài ra, sản phụ có thể bị bệnh nặng từ trước như tim, gan, thận. Với những trường hợp này cần khám thai đầy đủ và tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ trong suốt thời kỳ mang thai. Bệnh sản giật nếu được theo dõi trong suốt thời kỳ mang thai và điều trị tốt có thể tránh được nguy cơ tử vong.

Theo BS Hoàng Xuân Đại (NLĐ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm