Bệnh quai bị và tiêu chảy tăng

Đáng lưu ý người lớn lại chiếm đến 70%. Bệnh này thường đi chung với thủy đậu với 140 ca từ đầu năm đến nay. Theo bác sĩ Quang, bệnh quai bị và thủy đậu đã có văcxin phòng ngừa nhưng còn nhiều người kể cả người lớn và nhất là người dân các tỉnh lại không tiêm ngừa.

Khi mắc bệnh, người dân cần đến bệnh viện, tránh đi “thầy” đắp thuốc. Nhiều ca quai bị, thủy đậu đã nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, nếu nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết.Ngoài ra, bác sĩ Quang lưu ý trong mùa nóng, người dân thường có thói quen uống nước đá.

Do phần lớn quy trình sản xuất nước đá không hợp vệ sinh, dẫn đến đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Từ đầu năm đến nay, đã có 918 bệnh nhân phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Tuy đây là bệnh lý đơn giản nhưng cần tránh chẩn đoán nhầm tiêu chảy với nhiễm trùng huyết hay thương hàn. Khi thấy người thân có dấu hiệu tiêu chảy trên 2 lần/ngày, sốt, phân có nhớt (đàm), máu và đau bụng nhiều nên đưa ngay đến bệnh viện.

PGS.TS Bùi Vũ Huy - phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm ĐH Y Hà Nội - cho hay do năm nay miền Bắc rét muộn hơn mọi năm nên các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở mùa hè mới xuất hiện một vài trường hợp. Tuy nhiên, các bệnh do virút gặp nhiều ở thời điểm giao mùa (cuối xuân sang hè) lại tăng cao. Bệnh gặp nhiều ở trẻ với các biểu hiện phổ biến là sốt, ho, có phát ban, nhiễm virút đường hô hấp, virút đường tiêu hóa...

Theo PGS Huy, bệnh do virút có khả năng lây nhiễm cao nên các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các biểu hiện bệnh ở trẻ, cách ly tốt (như cho trẻ nghỉ học trong thời gian bị bệnh) để tránh truyền bệnh sang trẻ khác.

Theo QUỐC NGỌC - NGỌC HÀ (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm