Bác sĩ Bình Dân và Bỉ mổ cho bà cụ 81 tuổi

(động mạch cổ bên trái dẫn máu lên não) cho bệnh nhân TTNS (81 tuổi, quận 3). Sau 40 phút phẫu thuật, các bác sĩ đã bóc tách một số nội mạc xơ vữa còn một số nội mạc xơ vữa khác do dính chặt vào thành động mạch nên các bác sĩ may cố định lại luôn nhằm tránh nó bị tách ra và chảy lên não gây đột quỵ.

Theo bệnh án, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị hoa mắt, chóng mặt, đã điều trị thuốc nhưng không khỏi, bệnh nhân trước đó đã bị tai biến. Các kết quả khám và chẩn đoán hình ảnh cho thấy động mạch cảnh ở cổ bệnh nhân bị hẹp đoạn dài hơn 1 cm và hẹp đến 90% (thường hẹp 70% là phải mổ), dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu lên não gây nên nhồi máu não…

Theo ThS-BS Nguyễn Ngọc Bình, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học BV Bình Dân, hẹp động mạch cảnh chiếm 30% các tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, căn bệnh hẹp động mạch cảnh ít khi được phát hiện sớm, khi tai biến mạch máu não xảy ra thì đã quá muộn, mọi phương pháp chữa trị chỉ là hỗ trợ.

Bệnh thường chỉ gặp ở người sau 50 tuổi, càng lớn tuổi thì nguy cơ hẹp động mạch cảnh càng tăng. Các nguyên nhân làm hẹp động mạch cảnh thường thấy là do tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, béo phì, lối sống ít vận động, nhiều stress, cũng là những yếu tố nguy cơ hẹp động mạch cảnh.

Về triệu chứng, hẹp động mạch cảnh có thể không triệu chứng và có triệu chứng. Đối với loại có triệu chứng, biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua hay nặng hơn là tai biến mạch máu não như yếu hoặc liệt chân tay; mờ hoặc mù một mắt, thường thoáng qua (vài giây, vài phút, vài giờ) sau đó thấy lại bình thường; rối loạn giọng nói như khó nói hoặc không nói được. Bệnh nhân có thể được điều trị thuốc hoặc phẫu thuật.

DUY TÍNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm